Nga có thể thay thế Mỹ trên thị trường đậu tương Trung Quốc

© Sputnik / Igor Onuchin / Chuyển đến kho ảnhКомбайн выгружает бобы во время уборки сои в Хабаровском крае
Комбайн выгружает бобы во время уборки сои в Хабаровском крае - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một cơ hội tuyệt vời để Nga trở thành nhà cung cấp đậu tương mới cho thị trường Trung Quốc. Ông He Zhenwei, Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài, đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với Sputnik tại Diễn đàn Kinh tế Đông.

Theo ông, đậu tương Nga có chất lượng rất cao, tuy nhiên, Nga vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khối lượng cung cấp nông phẩm này.

Trung Quốc là nước tiêu thụ đậu tương lớn nhất thế giới. Đây là nguyên liệu để sản xuất thực phẩm và dầu. Ngoài ra, hạt giống đậu tương chất lượng thấp là thức ăn cho gia súc. Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ hơn 30 triệu tấn đậu tương, tức là gần 2/3 tổng sản lượng của Mỹ. Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp đặt thuế suất 25% với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, Bắc Kinh đã phản ứng một cách đối xứng: áp thuế trả đũa 25% lên các hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có cả đậu nành. Vấn đề là ở chỗ, trong số các bang sản xuất đậu nành có Iowa, Nebraska, Kentucky —"các bang màu đỏ" đã bỏ phiếu cho Trump. Vì Trung Quốc là thị trường chính cho các sản phẩm này, Bắc Kinh xuất phát từ quan điểm rằng, việc đưa đậu tương Mỹ vào danh sách áp thuế sẽ gây ra áp lực không chỉ về mặt  kinh tế mà cả về mặt chính trị lên Trump.

 Mặt khác, sau khi áp dụng biện pháp này, Trung Quốc cần phải đa dạng hóa nguồn cung cấp đậu tương. Không một quốc gia nào có thể cung cấp khối lượng lớn như Mỹ. Vì vậy, một phần của khối lượng này Trung Quốc sẽ mua ở Brazil, một phần  khác — ở Argentina. Và Nga cũng có thể chiếm thị phần quan trọng trên thị trường này, ông He Zhenwei nói.

"Nga không trồng đậu tương biến đổi gen, và đây là lợi thế của Nga. Đậu nành của Nga là tự nhiên, giàu protein. Với nguyên liệu như vậy có thể nhận được các protein nguyên chất mà không chỉ sử dụng nó để sản xuất dầu. Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về "sản phẩm xanh" như vậy. Trong điều kiện cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc muốn đa dạng hóa các nguồn cung cấp. Nga nên xem xét nghiêm túc việc tăng sản lượng đậu nành. Đến nay Nga cung cấp một phần rất nhỏ — chỉ có 500 nghìn tấn. Trong khi đó, trên thị trường Trung Quốc có đủ chỗ cho 30 triệu tấn. Nước đầu tiên chiếm thị phần này sẽ có khả năng đưa ra điều kiện".

Ông He Zhenwei,Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài, nói thêm rằng, hàng rào thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc và các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Nga, khiến hai quốc gia xích lại gần nhau hơn và tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại.

"Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Nga tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển hợp tác song phương. Ngành nông nghiệp là một thí dụ tốt. Trung Quốc sẽ giảm khối lượng sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nga có thể chiếm thị phần thị trường bị bỏ trống. Một ví dụ khác là nhôm. Do lệnh trừng phạt của Mỹ, Nga mất các thị trường truyền thống ở Mỹ và châu Âu để bán sản phẩm này. Phải làm thế nào bây giờ? Lối thoát hiển nhiên là cung cấp sản phẩm này cho Trung Quốc. Trung Quốc có thể xử lý nguyên liệu thô và sản xuất thành phẩm: nhôm điện phân, hợp kim nhôm, vv. Ở đây mở ra những triển vọng mới trong sự hợp tác với Nga".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала