Nga và Trung Quốc từ chối đồng USD trong mua bán vũ khí

© Fotolia / Zwiebackesserđồng USD
đồng USD - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc hủy các tiếp xúc đã lên kế hoạch trước đó với Hoa Kỳ theo tuyến các cơ quan quân sự. Bước đi này có thể được coi là một phản ứng đáp trả các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh mà Hoa Kỳ áp đặt do mua vũ khí của Nga.

Các chuyên gia tin chắc rằng sức ép trừng phạt sẽ không ảnh hưởng gì đến sự hợp tác quân sự-kỹ thuật của Nga và Trung Quốc. Nhưng Matxcơva và Bắc Kinh sẽ buộc phải từ bỏ USD trong các thanh toán mua bán vũ khí.

Quốc kỳ Trung Quốc và Nga - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẵn sàng cùng với Nga vượt qua mọi trở ngại và khó khăn
Trước đó, Washington công bố áp đặt trừng phạt chống Cục phát triển thiết bị thuộc Hội đồng quân sự trung ương Trung Quốc và Giám đốc cơ quan này, Li  Shanfu, trong khuôn khổ đạo luật "Chống đối thủ của Mỹ bằng phương tiện trừng phạt" (CAATSA) do Trung Quốc mua 10 chiến đấu cơ Su-35 và một số hệ thống S-400 của Nga. Ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu tập Đại sứ Mỹ Terry Branstad, yêu cầu "sửa chữa sai sót" và dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Nếu không, Bắc Kinh giữ quyền phản ứng bằng biện pháp đáp trả.

Và những biện pháp này đã được thi hành.  Hội đồng Quân sự Trung ương Trung Quốc triệu hồi vị chỉ huy lực lượng hải quân Trần Kim Long đang có chuyến công cán ở Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng từ chối tham gia hội nghị chuyên đề về an ninh quốc tế trên biển vốn đã lên kế hoạch tại Hoa Kỳ. Cuộc gặp của đại diện Bộ Tổng tham mưu hai nước cũng bị hủy.

Washington - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc và Nga
Tại Mỹ người ta tuyên bố rằng mục tiêu cuối cùng của biện pháp trừng phạt mới là cắt giảm hợp tác quân sự-kỹ thuật của Nga với các nước khác. Mà mục tiêu như vậy khó đạt được. Các hợp đồng cung cấp S-400 và Su-35 với tổng trị giá hơn 3 tỷ USD đã ký kết từ đầu năm 2014 và 2015, do đó, một phần quan trọng của hợp đồng đã được thực thi, — như tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga. Bộ còn nhấn mạnh rằng biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ không ngăn cản việc hoàn thành hợp đồng đến cùng. Ngoài ra, trong điều kiện gia tăng áp lực chính trị và kinh tế từ phía Washington, Bắc Kinh không thể trở mặt bỏ hợp tác với nhà cung cấp vũ khí mới lớn nhất của mình. Điều duy nhất có thể thay đổi là hình thức thanh toán theo hợp đồng. Nhiều khả năng là Nga và Trung Quốc sẽ từ chối dùng đồng USD trong giao dịch quân sự-kỹ thuật song phương, — ông Alexandr Gabuev đứng đầu chương trình "Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương" của Trung tâm Carnegie Matxcơva nói với Sputnik như vậy.

"Sẽ không có chuyện cắt giảm hợp tác giữa Nga và Trung Quốc về mua sắm cung cấp vũ khí. Các giao kèo sẽ chuyển sang hình thức khác — "vùng màu xám". Có thể họ sẽ không công bố. Có điều chính xác là sẽ từ bỏ đồng USD trong thanh toán với nhau. Nga và Trung Quốc đã có kinh nghiệm về trao đổi trong những năm 1990 khi cung cấp các lô hàng vũ khí, chúng ta sẽ thấy tăng giá và sự phức tạp của sơ đồ giao dịch, nhưng không phá bỏ hợp tác. Thêm vào đó, tất cả có thể được thủ tục chính thức hóa thông qua các chuỗi phức tạp cùng với thanh toán song phương theo sơ đồ "khoan Trung Quốc đổi lấy chiến đấu cơ Nga".

Trung Quốc tích cực mua thiết bị quân sự của Nga kể từ đầu những năm 1990. Hồi cuối năm 1992, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên cung cấp máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Năm 1995, đã ký kết hợp đồng thyws hai về cung cấp chiến đấu cơ. Tỷ lệ đổi hàng trong các hợp đồng này đạt tới 70%. Trung Quốc có lợi hơn khi thanh toán cho việc cung cấp vũ khí không phải bằng ngoại tệ, mà là bằng hàng hóa. Thị trường Nga những năm ấy cũng hết sức cần hàng tiêu dùng. Ngoài ra, tổ hợp quân sự-công nghiệp còn phụ thuộc vào xuất khẩu, vì vậy hợp tác quân sự — kỹ thuật được tiếp nối theo các điều khoản đổi hàng cho đến cuối những năm 1990. Trong bối cảnh hiện nay, theo quan điểm của các chuyên gia, không có gì ngăn cản hai nước nhớ lại những kinh nghiệm cũ có ích, tuy nhiên, cần điều chỉnh danh mục hàng hóa theo nhu cầu hiện đại của thị trường.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Ông Putin hy vọng thương mại giữa Nga và Trung Quốc năm 2018 sẽ tăng lên 100 tỷ USD
Ngoài ra, Trung Quốc đang dần không chỉ thuần túy là khách hàng mua thiết bị quân sự của Nga, mà trở thành đối tác của Nga trong việc phát triển công nghệ quân sự tiên tiến. Nga đã giúp Trung Quốc sáng chế hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, đạn dược có dẫn đường bằng laser. Nga và Trung Quốc đang cùng chung tạo ra hệ thống định vị thống nhất, tích hợp Glonass và Bắc Đẩu với nhau. Các cơ quan quân sự của hai nước hợp tác trong việc đào tạo nhân sự và tiến hành tập trận chung. Mới đây, Trung Quốc đã tham gia vào cuộc tập trận lớn nhất của Nga kể từ năm 1981, tính chung huy động tới 300.000 quân nhân trong đó 3.200 người là binh sĩ Trung Quốc. Các chuyên gia lưu ý rằng mục đích của những cuộc tập trận quy mô này là để mô hình hóa hành động đáp trả trong trường hợp có sự xâm lăng từ phía các đối thủ bên ngoài.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала