Những cố gắng của Nga cứu Syria khỏi sự hỗn loạn

© Ảnh : Russian Defense MinistryCăn cứ không quân tại Hmeymim
Căn cứ không quân tại Hmeymim - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 30 tháng Chín, đúng ba năm kể từ ngày Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga bắt đầu chiến dịch tại Syria. Vào ngày này, ba năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị Hội đồng Liên bang cho phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga ở nước ngoài. Hội đồng Liên bang đã chấp thuận yêu cầu này.

Trong cùng ngày, máy bay Nga đã bắt đầu tiến hành chiến dịch đường không giáng đòn tấn công vào các mục tiêu điểm của bọn khủng bố từ "Nhà nước Hồi giáo" ở Syria.

Tại thời điểm hiện tại, các lực lượng vũ trang Nga đã hoàn thành nhiệm vụ chính để chống khủng bố ở nước cộng hòa Syria, nhưng họ vẫn ở các căn cứ ở Tartus và Khemeymim, và cũng thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo.

Nhân sự kiện này, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, một chuyên gia phân tích chính trị và quân sự của Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh  vai trò của Nga ở Syria, sự bất ổn do các thế lực Mỹ, Anh, IS và các thế lực khác gây ra tại khu vực và đánh giá tiển triển tình hình trong thời gian tới.

Sputnik: Thưa ông, Nguyễn Minh Tâm, hôm nay tròn ba năm kế từ ngày Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga bắt đầu chiến dịch  tại Syria. Ông có đánh giá như thế nào về vai trò của Nga trong việc ổn định tình hình ở khu vực này?

Đại tá Nguyễn Minh Tâm: Tôi có thể nói rằng, Nga đang cố gắng đem lại hòa bình, ổn định cho Syria nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung. Cùng giúp sức với Nga có các đồng minh Iran (cũng là đồng minh của Syria) và Thổ Nhĩ Kỳ (đồng minh có điều kiện) và các lực lượng khác như Herzbola ở Libanon. Tuy nhiên, những cố gắng của bộ ba Nga — Iran — Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ổn định tình hình Syria đang bị Mỹ và phương Tây phá hoại.

Chiến dịch của Không lực Nga ở Syria qua hình ảnh - Sputnik Việt Nam
Chiến dịch của Không lực Nga ở Syria qua hình ảnh

Không đạt được thắng lợi trên chiến trường, Mỹ và phương Tây gây sức ép bằng các đòn cấm vận nhằm vào Nga, Iran và có thể cả Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Mỹ trong NATO nhưng đã bắt tay với Nga. Tuy nhiên, Nga cùng các nước Châu Âu đã thống nhất không rời bỏ Hiệp ước P5+1 và vẫn nhất quyết "làm ăn" với Iran, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ.

Sputnik: Có thể nói Nga đã cứu khu vực này khỏi sự hỗn loạn hay không, thưa ông? Dù sao thì IS cũng đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, rồi cuộc nội chiến đã bị ngăn chặn.

Đại tá Nguyễn Minh Tâm: IS thực chất chỉ là con bài gây mất ổn định ở Trung Đông giống như Mujahedeen, sau này là Al Qaeda ở Afghanistan. Đó là những lực lượng do CIA (Mỹ) và Mi6 (Anh) dựng lên. Ngoài ra còn có các thế lực đối lập khác ở Syria như Quân độI Syria tự do (FSA), Phong trào dân chủ Syria, Lực lượng tự vệ người Kurd (YPG)… Tất cả đều do Mỹ và phương Tây dựng lên và đều nằm trong chiến lược "gây bất ổn có kiểm soát" của Mỹ đối với Trung Đông nhằm thao túng giá dầu mỏ thế giới.

Còn cuộc nội chiến Syria thực chất là cuộc chiến tranh xâm lược Syria mượn tay kẻ khác của Mỹ và phương Tây. Những thế lực thân Mỹ và Syria không có nhiều binh lính người Syria chính gốc mà phần lớn là quân lê dương đến từ Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Arabia Saudi và một số nước khác. Những đám lính lê dương này được hơn 250 cố vấn Mỹ, Anh, Pháp huấn luyện và chỉ huy hiện đang mắc kẹt ở Izlip, Tây bắc Syria. Hiện Mỹ và phương Tây đang tìm mọi cách để giải cứu cho các nhân viên quân sự này.

Trên cơ sở đó, chỉ có thể nói rằng, những cố gắng của Nga có thể cứu Syria khỏi sự hỗn loạn nhưng chỉ có thể làm giảm bớt sự hỗn loạn trong khu vực Trung Đông, bởi các thế lực thân Mỹ như Arabia Saudi, UAE, Iraq và đặc biệt là Israel luôn coi Iran và Syria là kẻ thù không đội trời chung.

Sputnik: Nhận định của ông về tiến triển tình hình trong thời gian tới?

Đại tá Nguyễn Minh Tâm: Trong thời gian tới, Mỹ và phương Tây có hai kế hoạch. Một là thúc đẩy tiến trình Genève về Syria nhằm làm đối trọng với tiến trình Astana do Nga — Iran — Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ nhằm xoay chuyển tình thế ngoại giao có lợi cho các lực lượng thân Mỹ và phương tây ở Syria. Một trong những hành động trơ trẽn nhất của Mỹ và phương Tây là lập ra một ủy ban soạn thảo Hiến pháp cho Syria. Đây là một việc đi ngược lại Hiến chương Liên Hợp Quốc, xâm phạm nghiêm trọng quyền dân tộc tự quyết của Syria. Âm mưu này chắc chắn sẽ thất bại vì chắc chắn Nga (có thể cả Trung Quốc) sẽ bỏ phiếu phủ quyết tại Hội đòng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Các máy bay ném bom Su-24 tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria - Sputnik Việt Nam
«Trước chỉ thấy sức mạnh của quân đội Nga ở Quảng trường Đỏ, bây giờ thì choáng sốc ...»

Khả năng quân đội Syria sử dụng sức mạnh quân sự để giải tán các nhóm phiến quân được Mỹ và phương Tây yểm trợ ở Izlip cũng có thể xảy ra. Hiện vùng cấm bay quanh Latakia, căn cứ không quân Nga ở Syria đã được thiết lập, các khẩu đội tên lửa S-300 đã được chuyển giao cho Syria và đã đi vào trực chiến. Vấn đề còn lại là Nga và Syria phải có thời gian để áp dụng chiến thuật "tấn công phẫu thuật", có nghĩa là phải sơ tán dân ra khỏi vùng chiến sự trước khi hành động. Họ đã làm việc này thành công ở Allepo và Đông Gouhta.

Chừng nào Mỹ và phương Tây còn chưa chịu ngồi vào bàn đàm phán với chính phủ Syria và với Nga thì chừng đó Syria chưa thể có hòa bình. Có thể hy vọng phần nào vào chuyến thăm của Donald Trump đến Moskva theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, khả năng có được bước đột phá là rất thấp vì Donald Trump đang phải đối phó với nhiều bất đồng trong nội bộ, đặc biệt là các "vua dầu lửa" của Mỹ và Do Thái rất có thế lực ở phố Wall.

Tại thời điểm này, mọi hành động vội vàng, hấp tấp, thiếu suy nghĩ của Mỹ và phương Tây đều có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ cho các nhân viên quân sự của họ đang mắc kẹt tại Izlip cho dù Mỹ và phương Tây cố gắng che giấu điều này trước dư luận thế giới.

Vì vậy, tương lai ổn định của Syria vẫn còn khá xa vì Mỹ và phương Tây vẫn không chịu "buông" các nhóm chống đối Chính phủ Syria.

Sputnik: Chân thành cảm ơn Đại tá Nguyễn Minh Tâm đã dành thời gian cho Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала