Nhất thể hóa – có phải là con dao hai lưỡi?

© Ảnh : VGP/Nhật BắcTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Trong bối cảnh hiện nay đây là một giải pháp tốt”. “Việc đưa "Nhất thể hóa" này thành quyền hiến định trong Hiến pháp (hoặc văn bản luật) thì sẽ là sự đánh cược đầy rủi ro vào tương lai của đất nước và chế độ”.

"Đảng cộng sản Việt nam là đảng cầm quyền theo hiến pháp, cho nên việc tổng bí thư, kiêm luôn chủ tịch nước giúp cho nhiệm vụ rõ ràng hơn và trách nhiệm rõ ràng hơn  trong thời kỳ mới".

Đó chỉ là một vài trong nhiều những đánh giá của người Việt Nam về sự kiện diễn ra ngày 3/10 vừa qua, khi Hội nghị Trung ương 8, khóa XII đã thống nhất với tỷ lệ 100% giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV  mà sẽ khai mạc ngày 21/10.

Sputnik đã có cuộc phỏng vấn một số  người Việt Nam thuộc những tầng lớp khác nhau trong xã hội về vấn đề "Nhất thể hóa" chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản và Chủ tịch nước. Câu hỏi  được đặt ra là đánh giá về sự kiện Hội nghị Trung ương 8 giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử chức Chủ tịch nước.

"Việc nhất thể hóa hai chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng cầm quyền và Nhà nước không phải là vấn đề mới. Trước đây, sự nhất thể hóa này đã được thực hiện ở Liên Xô, Cu Ba, Nam Tư và một số nước XHCN Đông Âu. Hiện nay, chế độ nhất thể hóa hai chức danh này vẫn được thực hiện ở Trung Quốc và Lào. Ở một số nước theo chế độ tư bản cũng áp dụng chế độ người đứng đầu đảng cầm quyền sẽ đứng đầu nhà nước nếu đảng đó trúng cử.

Ở các nước theo thể chế Cộng hòa Tổng thống (Tổng thống toàn quyền), chức vụ Tổng thống được hợp nhất với chức vụ Thủ tướng.

Chế độ nhất thể hóa hai chức danh này đã từng có ở Việt Nam khi Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trung ương đã giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 14 - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước: Bước đột phá của hệ thống chính trị Việt Nam?

Từ năm 1970 trở đi, Việt Nam không áp dụng chế độ này nữa và bây giờ thì khôi phục lại", — Chuyên gia phân tích các vấn đề chính trị và quân sự, Đại tá Nguyễn Minh tâm phát biểu với Sputnik.

Còn nhà báo Đặng Hồng Quân thì nêu đánhgiá của mình như sau: "Ở các nước thì người đứng đầu đảng cầm quyền thường đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ như Pháp, Đức, Italia, v.v…Ở Việt Nam Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành  Nghị quyết số 18, ngày 25/10/2017 về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".  Việc đề cử Tổng bí thư vào chức danh chủ tịch nước, tôi nghĩ,  chắc là theo tinh thần của nghị quyết này. Hai nước láng giềng của Việt Nam, lớn như Trung Quốc; hay nhỏ hơn, như Lào, đều có tổng bí thư Đảng làm chủ tịch nước và họ vận hành cơ chế này bình thường và trơn tru".

"Trong bối cảnh hiện nay đây là một giải pháp tốt. Đa đảng như phương Tây thì chắc chắc không được, thì ghép lại để tiết kiệm chi phí, nâng cao trách nhiệm", — Tiến sĩ toán học Hoàng Ngọc Chiến phát biểu với Sputnik.

Việc cố chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời khi tại nhiệm đã để lại sự khiếm khuyết một vị trí quan trọng. Gần như ngay lập tức, dấy lên sự ồn ào: Tổng bí thư sẽ kiêm nhiệm hay Nhất thể hóa hai chức danh: Tổng bí thư và Chủ tịch nước? Bên cạnh những đánh giá như trên thì còn có những suy nghĩ cho rằng "Nhất thể hóa" là con dao hai lưỡi.

Cựu chiến binh Lê Văn Lực phát biểu với Sputnik rằng "Nhất thể hóa" là con dao 2 lưỡi":

"Nếu Tổng bí thư  Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm (chỉ trong thời gian 30 tháng) thì không sao, dù hơi lo lắng (về sức khỏe). Nhưng nếu "Nhất thể hóa" về phương diện pháp lý thì hoàn toàn không ổn. Lý do: Thời gian 15 năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một số vị chóp bu có biểu hiện thiếu xứng đáng với sự kỳ vọng của Đảng và nhân dân. Có thể họ đạt tới đỉnh cao quyền lực bằng thủ đoạn chính trị (gian dối hoặc thỏa hiệp bè cánh), có thể họ đổi màu vì tác động khách quan, có thể họ thiếu bản lĩnh trước các luồng áp lực. Tôi thấy đã có 3 vị như thế! Bác Nguyễn Phú Trọng chỉ là sự may mắn, tột cùng may mắn — mà thôi. Xác suất an toàn chỉ đạt 25%! Một hệ số cực kỳ thấp.

Bởi vậy, nếu đưa việc "Nhất thể hóa" này thành quyền hiến định trong Hiến pháp (hoặc văn bản luật) thì sẽ là sự đánh cược đầy rủi ro vào tương lai của đất nước và chế độ.

Liên Xô tan rã vì nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, chính yếu vẫn do và vì tập trung quyền lực vào tay Gorbachev: Tổng bí thư kiêm Tổng thống. Xin đừng bao giờ quên điều đó!

Sự kiêm nhiệm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là giải pháp tình thế nhằm giữ vững sự ổn định hệ thống chính trị trong giai đoạn trước mắt. Xin đừng mạo hiểm và liều lĩnh trước cái gọi là tâm nguyện thiêng liêng của các thế hệ cách mạng tiền bối. Xin đừng nhân danh "tiết kiệm nhân vật lực" (nhờ hợp nhất 2 chức danh) hoặc "thuận tiện trong việc tiếp khách nước ngoài".  Những nhân danh đó hoàn toàn dối trá và ngụy biện bởi, bất cứ sự chệch hướng nào cũng đều phải đánh đổi bằng nhiều triệu sinh mạng của người Việt Nam

Hơn 73 năm kể từ ngày có bản Hiến pháp của một quốc gia độc lập, chúng ta đã bổ sung điều chỉnh để được hoàn thiện như hôm nay. Đó là rường cột pháp lý vững chắc để bảo đảm nguyên tắc dân chủ (Quốc hội), giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, phát huy cao nhất vai trò của hành pháp và tư pháp. "Tứ trụ" là phân chia quyền lực cân bằng, hợp lý và bền vững nhất".

Ý kiến của Cựu chiến binh Lê Văn Lực hoàn toàn có cơ sở, vì thực tế tình hình Việt Nam 15 năm vừa qua đã cho thấy đáng phải có lo lắng trên. Nhưng song song với ý kiến của ông  Lê Văn Lực thì có những ý kiến hoàn toàn logich, có luận chứng cụ thể, không phải là "nhân danh" về tầm quan trọng của việc "Nhất thể hóa".

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước?

"Những luận điệu suy diễn của các thế lực thù địch với Việt Nam rằng việc nhất thể hóa hai chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước làm phát sinh sự độc tài là những suy diễn hoàn toàn vô lý. Chế độ một người vừa làm chủ tịch nước, vừa làm chủ tịch Đảng hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời phù hợp với Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chế độ nhất thể hóa hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư cũng thể hiện sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với mọi vấn đề quốc kế dân sinh, quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống xã hội dân chủ và văn minh của Việt Nam.

Chế độ nhất thể hóa này có ưu điểm là tập trung sự lãnh đạo, giảm bớt một "kênh đường truyền" các chủ trương, chính sách. Những quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo sẽ sát hợp với thực tế hơn và nhanh hơn trước đây, bảo đảm ứng phó kịp thời, chính xác đối với nhiều tình huống phức tạp có thể diễn ra", Chuyên gia phân tích các vấn đề quân sự và chính trị, Đại tá Nguyễn Minh Tâm đưa ra bình luận với Sputnik.

"Đảng cộng sản Việt nam là đảng cẩm quyền theo hiến pháp, cho nên việc tổng bí thư, kiêm luôn chủ tịch nước giúp cho nhiệm vụ rõ ràng hơn và trách  nhiệm rõ ràng hơn  trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, tôi nghĩ người đứng đầu Nhà nước là đại diện về quyền lợi cho mọi công dân Việt nam bất kể tư tưởng chính trị. Vậy nên nhiệm vụ mới này là hết sức quan trọng đối với người được bầu vào trọng trách này.  Tôi chúc người đứng đầu nhà nước Việt nam hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình trong thời kỳ mới mà tình hình thế giới diễn biến với nhiều phức tạp", Ông Phạm Phú Cường, Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris nói với Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала