Việt Nam từng đối mặt với nguy cơ bị ném bom nguyên tử

© Fotolia / KremldepallVụ nổ hạt nhân
Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiến tranh Việt Nam và tác động đến Việt Nam sau khi Mỹ rút khỏi TPP, mối quan hệ Việt - Trung và sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam - đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Sputnik gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Tuần này, chủ đề kinh tế Việt Nam chiếm ưu thế trong các phương triện truyền thông nước ngoài. Asia Times đăng tải một bài dài phân tích mối quan hệ Trung-Việt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ. Hàng loạt doanh nghiệp bỏ Trung Quốc sang Việt Nam, như dự kiến ​​điều đó sẽ giúp tạo việc làm, tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tờ báo viết. Những giao dịch thương mại thuận lợi, liên kết kinh tế với các nền kinh tế ASEAN, và vị trí chiến lược trên biên giới phía nam của Trung Quốc với các tuyến đường giao thông hiện đại, tất cả điều đó tăng cường sức hấp dẫn của Việt Nam bởi vì các công ty phải thích ứng hóa chuỗi cung ứng trong điều kiện mới. Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu da giày và túi xách, theo dự báo, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng này có thể tăng thêm 10%.

Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam — EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào hiệu lực, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn hơn nhờ kết nối toàn cầu rộng lớn hơn, trong khi Trung Quốc đang mất dần vị thế công xưởng thế giới. Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mở ra những cơ hội thương mại và đầu tư mới cho Việt Nam như một trung gian giữa họ, ít nhất là trong ngắn hạn, tác giả nhận định. Moneyweb.co.za cho rằng, đối với Nam Phi, Việt Nam là một tấm gương tốt về kết quả chính sách đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Footwear News cho biết rằng, Việt Nam đang tăng xuất khẩu giày dép để nắm lấy phần thị trường mà Trung Quốc trước đây đã chiếm ưu thế. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm ngoái. HRM Asia thông báo rằng, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã tạo ra hơn nửa triệu chỗ làm việc mới. Số người thất nghiệp đã giảm 1,7%, trong khi số người lao động đủ 15 tuổi đạt 55,2 triệu người. Retail News Asia giới thiệu kết quả nghiên cứu cho thấy rằng,  đàn ông Việt Nam thích mua hàng trên di động hơn so với phụ nữ, ngay cả các loại mỹ phẩm. Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng, vào năm 2035 nền kinh tế Việt Nam sẽ có quy mô gần một nghìn tỷ đô la. Như dự kiến, hơn một nửa dân số Việt Nam, so với 11% dân số ngày hôm nay, ​​sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu với mức tiêu dùng 15USD/ngày.

Tờ Echoes thông báo về số phận của hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU. Lý do cho sự chậm trễ trong việc đưa Hiệp định này vào hiệu lực là thủ tục quan liêu, theo người phát ngôn của Ủy ban châu Âu về Thương mại và Nông nghiệp Daniel Rosario. Vấn đề là ở chỗ, văn kiện này phải được dịch sang tất cả các ngôn ngữ của Liên minh châu Âu. EU buộc phải phân chia các thỏa thuận đã được ký kết thành hai phần: phần thương mại thuộc thẩm quyền của Liên minh, và phần còn lại — các khoản đầu tư cũng phải được các quốc gia thành viên và nghị viện của họ phê duyệt.

Manitoba Co-operator thông báo một tin xấu đối với Nga. Việt Nam đã phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu, mà các nhà cung cấp chính là Nga, Úc và Canada. Đây là cỏ Cirsium Arvense (tên tiếng Việt là cây cỏ kế đồng). Từ ngày 1/11 những doanh nghiệp đã nhập khẩu các lô hàng lúa mì được kiểm định có nhiễm cỏ Cirsium Arvense sẽ phải tái xuất. Và Việt Nam sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp khác.

The New York Times có bài viết về mối đe dọa đã treo trên Việt Nam trong cuộc Kháng chiến thứ hai. Theo một tài liệu gần đây được giải mật, Tướng Mỹ William C. Westmoreland đã lên kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân tấn công Việt Nam. Tướng Westmoreland đã chuẩn bị một kế hoạch bí mật với mật danh là Fracture Jaw. Kế hoạch đó gồm việc di chuyển vũ khí hạt nhân vào Nam Việt Nam để có thể sử dụng bất ngờ chống lại Quân đội Nhân dân Việt Nam. May mắn thay, kế hoạch này không được thực hiện.

Tờ Stars and Stripes có một bài viết về tác động đến kinh tế Việt Nam sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh chính thức rút khỏi TPP. Sau hành động này của Tổng thống Trump, chính phủ Việt Nam đã từ chối các cam kết của mình trong lĩnh vực quan hệ lao động: cho phép thành lập các công đoàn độc lập, xoá bỏ lao động trẻ em và tạo thêm cơ hội cho các công ty tư nhân cạnh tranh với khu vực công, cũng như Internet tự do và miễn phí, tờ báo Mỹ nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала