Chính sách nhập cư mới của Nhật Bản

© REUTERS / Issei KatoNguyễn Xuân Phúc và Shinzo Abe
Nguyễn Xuân Phúc và Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản mới kết thúc đã xác nhận mối quan hệ giữa hai nước mang tính chất là “quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”. Hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề về hợp tác kinh tế, và cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực an ninh.

Có một vấn đề trong chương trình nghị sự về quan hệ Việt — Nhật: việc làm cho công dân Việt Nam tại đất nước Mặt trời mọc. Hiện tại có gần 250 nghìn người Việt ở Nhật Bản. Theo thời gian họ có thể trở nên nhiều hơn.

Như đã biết, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các công dân của mình làm việc ở nước ngoài. Nhưng chính quyền Nhật Bản, cho đến gần đây, phản đối việc mở cửa đất nước cho công nhân nhập cư. Nhưng tình hình có thể sẽ thay đổi rất sớm thôi, và tôi chắc chắn rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biết điều này.

Thứ Sáu tuần trước, ngày 12 tháng 10, đại diện chính thức chính phủ Nhật Bản, Yoshihide Suga, thông báo một dự thảo luật đã được soạn thảo nhằm thu hút công dân nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản. Theo tài liệu này, người nước ngoài đủ điều kiện đến làm việc trong các ngành như nông nghiệp, xây dựng, kinh doanh khách sạn, chăm sóc người cao tuổi và đóng tàu sẽ có thể nhận được thị thực làm việc trong thời gian 5 năm. Nếu một công nhân nước ngoài trong các ngành này thể hiện được kỹ năng cao của mình và vượt qua bài kiểm tra tiếng Nhật, anh ta có thể được cấp quyền cư trú vĩnh viễn và được phép mang theo gia đình đến Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc toạ đàm với các DN BĐS Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng dự một số cuộc tọa đàm với DN Nhật Bản

Tin này được tích cực thảo luận trên các ấn phẩm các nước Đông Nam Á. Và điều này là dễ hiểu, hiện nay nhiều nhất trong số những người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản là người Việt Nam, Brazil, Thái lan, Philippines, Triều Tiên. Với mức lương tương đối cao tại đất nước Mặt trời mọc, không có nghi ngờ nào về việc một số lượng đáng kể đồng bào của họ cũng muốn đi làm việc tại Nhật Bản.

Tại sao chính quyền Nhật Bản có ý định dễ dàng hơn trong chính sách nhập cư, không khó để đoán điều này. Dân số trên các đảo Nhật Bản đang nhanh chóng lão hóa, và những người trẻ tuổi có học thức không muốn làm những việc nặng nhọc. Trong nhiều ngành công nghiệp, ví dụ như xây dựng không có đủ công nhân. Nói chung hiện nay trên cả nước với 163 vị trí tuyển dụng, chỉ có 100 người tìm việc. Người nhập cư, theo một số chuyên gia, có thể giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển.

Tuy nhiên, trong xã hội Nhật Bản, thái độ đối với dự luật mới là gây tranh cãi. Chủ sở hữu nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tin rằng nếu không có người nhập cư thì sẽ rất khó để họ tồn tại trong môi trường hiện tại. Họ đánh giá tích cực công việc của những người Việt Nam làm việc trên các công trường xây dựng hoặc các cánh đồng.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản muốn Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên phê chuẩn CPTPP

Nhưng những tiếng nói này bị những người dân bình thường phản đối, họ tin rằng người nhập cư có thể phá hỏng các thành phố sạch sẽ của Nhật Bản bằng cách ném rác khắp nơi hoặc vẽ các bức tranh graffiti  trên tường những ngôi nhà. Người Nhật cũng sợ các trường hợp ở Tây Âu, nơi xảy ra các cuộc tấn công phá hoại và khủng bố ở các thành phố có đông người nhập cư. Nhà báo Masashi Kawai từ tờ báo Sankei, cũng không thích viễn cảnh phải nhìn thấy dòng người nước ngoài trên đảo Nhật Bản, đã viết rằng Nhật Bản nên trở thành một đất nước nhỏ gọn và hiệu quả hơn, và không nên giảm nhẹ các quy chế nhập cư. Theo đánh giá của NHK, hơn một nửa số thính giả của họ tin rằng các hạn chế nhập cư nên duy trì ở mức độ hiện tại.

Có lẽ do những ý kiến này, phát ngôn viên chính phủ Yoshihide Suga tại một cuộc họp báo cho biết chính sách nhập cư sẽ không thay đổi. Đồng thời, ông lại nói rằng dự luật mới sẽ được đệ trình lên quốc hội để xem xét "trong tương lai rất gần." Và quốc hội ở Nhật Bản là một thế lực, các nghị sỹ có thể có những ý kiến ​ rất khác với chính phủ.

Tôi không có nghi ngờ sẽ có nhiều người cả ở Nhật Bản và các nước láng giềng châu Á, kể cả Việt Nam, sẽ theo dõi chăm chú việc thông qua dự luật này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала