Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhân sự để bầu Chủ tịch nước

© Ảnh : Song Duy - Công Khanh/ZingTổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ủy ban Thường vụ Quốc chuẩn bị nhân sự Chủ tịch nước để trình Quốc hội bầu. Còn Chính phủ sẽ chuẩn bị nội dung miễn nhiệm và bổ nhiệm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông để trình Quốc hội phê chuẩn, Zing thông tin.

Trong tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự cũng như công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV khai mạc vào 22/10.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư TW ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Sputnik Việt Nam
Tổng bí thư làm Chủ tịch nước: Góc nhìn quyền lực

Sáng 15/10, phiên họp 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc và kéo dài đến hết ngày 17/10. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết phiên họp này sẽ có nội dung cho ý kiến về công tác nhân sự, diễn ra vào sáng 17/10.

Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc chuẩn bị nhân sự Chủ tịch nước để trình Quốc hội bầu. Còn Chính phủ sẽ chuẩn bị nội dung miễn nhiệm và bổ nhiệm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông để trình Quốc hội phê chuẩn.

© Ảnh : VnexpressChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị KIm Ngân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị KIm Ngân - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị KIm Ngân

Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và Bộ trưởng Truyền thông
Dự kiến tại kỳ họp thứ 6 khai mạc vào ngày 22/10 tới đây, Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông.

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội về bầu các chức danh trong bộ máy Nhà nước, Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 

Trước đó, chiều 3/10 tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước?
Ngoài ra, tại phiên họp 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến các báo cáo đánh giá Tình hình kinh tế — xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội năm 2019; giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016-2020; kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế — xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến vào các báo cáo về ngân sách, kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu - Sputnik Việt Nam
Nhất thể hóa – có phải là con dao hai lưỡi?
Cụ thể, báo cáo điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018 giữa các bộ, địa phương; đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019; kế hoạch tài chính — ngân sách Nhà nước quốc gia 3 năm 2019-2021.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 6; báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2018…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала