Hai phát ngôn ấn tượng và … hai cái Tít: “Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm”

© AP Photo / Nick UtSinh viên cầm những lá cờ nhỏ tạo thành cờ Đảng Cộng sản Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh
Sinh viên cầm những lá cờ nhỏ tạo thành cờ Đảng Cộng sản Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hai phát ngôn ấn tượng là nói về phát biểu của hai vị Chủ tịch quốc hội, báo GDVN có bài tổng hợp.

Báo Thanhtra.com.vn trong bài đăng ngày 23/2/2016 dẫn lời nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói về  "Hành là chính" tức là phía hành pháp như sau:

4 trong 5 chiếc xe máy vỡ nát, nhiều mảnh xe vương vãi trên đường Điện Biên Phủ (dưới gầm cầu vượt Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, TP.HCM). - Sputnik Việt Nam
Nữ tài xế "xe điên" BMW - bà chủ đầy thế lực có quyền lấy đi mạng sống của người khác?

"Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm".

Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Thị Kim Ngân nói về đại biểu Quốc hội, tức là phía lập pháp:

"Đề nghị đại biểu Quốc hội phải nêu gương, không tập trung giao lưu, tiệc tùng với các Bộ, ngành trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội". [1]

Chuyện đại biểu Quốc hội về Hà Nội họp dành thời gian "tiệc tùng với các Bộ, ngành" trước đây chỉ thấy bàn luận trên mạng xã hội, hình như đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội chính thức lên tiếng và như vậy đây không còn là chuyện "đồn thổi" mà chính xác 100%.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu - Sputnik Việt Nam
Tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội cần “nhìn thẳng vào mắt người dân”
Chuyện "tiệc tùng" nếu chỉ nói đến đại biểu Quốc hội e là không công bằng cho lắm bởi từng xảy ra hai chuyện được nêu trong "hai tít" bài như sau:

"Tít" thứ nhất: "Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương nợ 310 triệu đồng tiền tiếp khách".

Bài báo đề cập chuyện Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương nợ tiền "tiếp khách" (một cách nói khác của "tiệc tùng") vì quá nhiều đoàn khách đến thăm, đến mức phải xin bổ sung kinh phí trả nợ, cụ thể:

"Mặc dù đã cố gắng tiết kiệm để trang trải kinh phí nhưng do quá nhiều đoàn đến thăm vào một khoảng thời gian ngắn nên đơn vị không có đủ kinh phí để đón tiếp. Hiện nay Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương còn nợ số tiền là 310 triệu đồng mà không có nguồn để chi trả". [2]

"Tít" thứ hai: "Sự thật chuyện Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động", bài báo có đoạn:

"Ngoài số tiền thất thoát, tạm ứng trên chưa thanh toán được, Thành ủy Bạc Bạc Liêu còn nợ nần nhiều đơn vị khác.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Đề nghị chất vấn Bộ trưởng Thể và Bộ trưởng Nhạ
Cụ thể, ông Lê Hoàng Thiển, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bạc Liêu nhiều lần gửi công văn đến Văn phòng Thành ủy Bạc Liêu thông báo nợ các loại bảo hiểm y tế, xã hội gần 478 triệu đồng chưa thanh toán…

Ông Trần Văn Khánh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, đã 5 lần gửi công văn đề nghị Thường trực thành ủy Bạc Liêu thanh toán số tiền hơn 268 triệu đồng theo hợp đồng thỏa thuận khám bệnh cho cán bộ Thành ủy với bệnh viện từ cuối năm 2012, nhưng đến nay vẫn chây ì chưa thanh toán". [3]

Ông Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu dùng cụm từ "chây ì chưa thanh toán" với Thành ủy Bạc Liêu chính xác vì đã 5 lần gửi công văn đòi nợ song vì sao một lãnh đạo dưới quyền quản lý lại phải quá lời như vậy?

Chuyện tiêu tiền mà không nêu phía cơ quan công quyền là thiếu sót lớn, vậy nên lại xin được dẫn hai tít:

"Xuất ngoại bằng tiền ngân sách: Đâu có đoàn là ta cứ đi!!!" [4];

"Ngân sách địa phương hết tiền: Do hụt thu hay "vung tay quá trán"? [5]

Bà Phiến nói rằng: Đến chết cũng không dám dùng chiếc nồi điện đa năng đã mua vì sợ hàng kém chất lượng - Sputnik Việt Nam
“Ăn không từ thứ gì” và “lừa không từ một ai”
Vậy còn những gì liên quan đến các vị được dân trao gửi niềm tin, được nhận lương từ tiền thuế mà dân đóng góp? Khi đã dành thời gian "tiệc tùng" thì sẽ bớt thời gian nghiên cứu tài liệu, mệt mỏi là điều khó tránh, để làm rõ thêm, mỗi lĩnh vực cũng chỉ xin nêu hai tít:

Thứ nhất, chuyện đại biểu Quốc hội… ngủ:

Mong Chủ tịch Quốc hội nhắc đại biểu đừng ngủ gật. [6]

Quốc hội giám sát và giám sát Đại biểu… ngủ gật! [7]

Thứ hai, lĩnh vực đại biểu Quốc hội… nghỉ

Đại biểu xin nghỉ họp Quốc hội đi nước ngoài dự lễ tốt nghiệp của con. [8]

Ghế trống rất nhiều khi Quốc hội đang họp. [9]

Ùn tắc giao thông ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Để các “quan” Việt Nam nói được câu xin lỗi dân là rất khó
Họp Quốc hội là chuyện quốc gia đại sự, là liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Quốc hội về nguyên tắc là nơi tập trung tinh hoa của đất nước, cả nước hiện có gần trăm triệu dân, Quốc hội có gần 500 đại biểu Quốc hội, vị chi mỗi vị đại biểu đại diện cho khoảng 200.000 người.

Thế thì phát ngôn của các đại biểu Quốc hội  ấy luôn phải là khuôn vàng, thước ngọc.

Thực tế thế nào cũng xin điểm qua hai "tít":  

Khi đại biểu Quốc hội phát ngôn gây "sốc" [10]

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đại cục của con dân đất Việt là gì?
Những phát ngôn gây "sốc" tại nghị trường năm 2013. [11]

Bài báo có đoạn:

"Có đại biểu tâm sự mỗi khi ra họp Quốc hội là được lãnh đạo địa phương căn dặn muốn phát biểu gì cũng được nhưng trừ tham nhũng ra vì sợ ảnh hưởng đến cơ chế xin cho, vạch áo cho người xem lưng. Tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn Quốc hội".

Quốc hội là tuyến phòng vệ cuối cùng ngăn cản "nhóm lợi ích" thao túng quá trình làm luật, là cơ quan duy nhất có quyền chỉnh sửa, ban hành các đạo luật.

Các đạo luật được ban hành là công cụ tối thượng để quản lý xã hội, cũng liên quan đến định hướng phát triển của đất nước,  quan hệ và uy tín quốc gia trên trường quốc tế, vậy nếu chủ trương chống tham nhũng của Đảng "có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn Quốc hội" thì trách nhiệm thuộc về những người bầu hay những người được bầu?

Toàn cảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam tiến hành lấy phiếu tín nhiệm
Không ít đại biểu Quốc hội là lãnh đạo bộ, ngành, địa phương và sẽ không quá nếu nói rằng nhiệm vụ tại Quốc hội chỉ là công việc "tay trái".

Mỗi năm họp một hai kỳ, tổng thời gian dành cho Quốc hội khoảng 2 tháng nên họ sẵn sàng nghỉ họp nếu công việc tại cơ quan cần phải giải quyết.

Một khi không chỉ ý thức trách nhiệm mà sự am hiểu luật pháp cũng có vấn đề thì việc quản lý xã hội sẽ thế nào với những đạo luật được thông qua bằng cách "nghe ý kiến" những người trong đoàn, đặc biệt là sau những cuộc "tiệc tùng" mà các bộ, ngành đã có "nhã ý" mời?

Câu hỏi này được đặt ra không bởi sự tùy hứng hay suy diễn cá nhân mà xuất phát từ thực tế, lại xin được minh họa qua hai "tít":

"Bộ luật Hình sự có nhiều lỗi: Đại biểu thông qua không thể chối trách nhiệm". [12]

"Vì sao công nhân phản đối Luật Bảo hiểm xã hội mới?".  [13]

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội dự lễ Bế mạc kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV. - Sputnik Việt Nam
Tại sao Quốc hội thông qua Luật an ninh mạng, lùi luật về đặc khu?
Cho rằng Bộ luật Hình sự có nhiều lỗi không chỉ do phía soạn thảo (Chính phủ) mà còn do trách nhiệm của Đại biểu khi biểu quyết thông qua như tít bài nêu trên không sai, nhưng sẽ là không công bằng với một số đại biểu, chẳng hạn các đại biểu Lò A Tư (sinh năm 1991) là người dân tộc Mảng tỉnh Lai Châu và Triệu Thị Huyền (sinh năm 1992) là người dân tộc Dao tỉnh Yên Bái.

Tuổi đời rất trẻ và trình độ được đào tạo lại không phải ngành luật, đòi hỏi họ phải chịu trách nhiệm khi mà kiến thức luật còn hạn chế phải chăng là đòi hỏi không hợp lý?

Vậy thì trách nhiệm là của ai, cơ quan nào?

Nghị quyết Trung ương số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" phần nói về Quốc hội đã chỉ rõ:

"Thực hiện tăng tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách theo mục tiêu đã đề ra; nghiên cứu việc giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm công tác ở các cơ quan hành pháp.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Không được tín nhiệm thì nên từ chức
Quy định số lượng với tỉ lệ hợp lý giữa lãnh đạo, uỷ viên thường trực, uỷ viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội theo hướng giảm số lượng cấp phó và uỷ viên thường trực.

Sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong của Văn phòng Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả".

Có thể đây là bước đệm tiến tới mục tiêu đã làm việc ở cơ quan hành pháp thì không làm ở cơ quan lập pháp, bởi không thể để tình trạng người soạn thảo luật cũng là người có quyền biểu quyết thông quan luật!

Liệu đã đến lúc đặt vấn đề, vì sao từ trước đến nay Quốc hội không trực tiếp soạn thảo các đạo luật mà chỉ làm nhiệm vụ xem xét, thông qua mặc dù Quốc hội có hai cơ quan ngang bộ là Ủy ban Pháp Luật và Ủy ban Tư pháp?

Nếu báo chí còn phải chạy nhiều tít như đã nêu thì uy tín của đại biểu Quốc hội, vai trò lập pháp của Quốc hội vẫn khiến người dân chưa thực sự yên tâm và như thế, mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị như Nghị quyết Trung ương số 18-NQ/TW đặt ra đến bao giờ mới bắt đầu thực hiện?

Tựa đề do tòa soạn đặt lại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала