Tại sao Mỹ không có cơ hội chiến thắng trong cuộc đối đầu tên lửa với Trung Quốc

© Ảnh : U.S. Navy/John Kowalskitên lửa Trident II D5 của Mỹ
tên lửa Trident II D5 của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) vì Matxcơva không tuân thủ hiệp ước này.

Theo những lời giải thích của vị tổng thống và các đại diện chính quyền Mỹ có thể thấy rõ, động cơ chính của quyết định này không chỉ là sự đối đầu với Nga mà còn sự đối đầu với Trung Quốc. Theo Trump, Hoa Kỳ sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân cho đến khi Nga và Trung Quốc bình tĩnh trở lại. Bình luận về quyết định này của Trump, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin lưu ý rằng, việc rút khỏi Hiệp ước INF để đối đầu với Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa có nghĩa là  Hoa Kỳ đang đẩy mình vào một cuộc đọ sức mà họ không có cơ hội giành phần thắng. Sputnik giới thiệu với các bạn ý kiến ​​của chuyên gia Nga.

Tổ hợp tên lửa tầm trung RSD-10 Pioner - Sputnik Việt Nam
“Nếu Hoa Kỳ ra khỏi INF, có thể Nga phải chỉnh hướng tên lửa tới căn cứ Mỹ ở châu Âu”
Hoa Kỳ sẽ luôn luôn là bên thua trong sự cạnh tranh với Trung Quốc về  số lượng tên lửa đạn đạo tầm trung, trong khi đó chất lượng của các tên lửa Trung Quốc sánh được với Mỹ hoặc thậm chí tốt hơn. Hoa Kỳ phải mất nhiều năm để phát triển và thử nghiệm các loại tên lửa, ngoài ra nên thiết lập hệ thống sản xuất hàng loạt và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó Trung Quốc có sẵn các cơ sở sản xuất đang chạy hết công suất. Trung Quốc đang sản xuất các loại tên lửa có tầm bắn 4.000km và đang phát triển các loại tên lửa mới (bao gồm cả tên lửa có thể mang đầu đạn siêu vượt âm). Các cơ sở sản xuất tên lửa đạn đạo tầm trung được tách ra khỏi các doanh nghiệp sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa. Hàng chục nghìn người đang làm việc để sản xuất tên lửa tầm trung ở Trung Quốc.

Hơn nữa, ý định của Mỹ bố trí các tên lửa ở châu Á là rất bất tiện. Việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc đã cho thấy rằng, Trung Quốc có thể sử dụng các công cụ kinh tế để trừng phạt bất kỳ quốc gia nào trong khu vực có ý định triển khai các hệ thống chiến lược của Mỹ (phòng thủ hoặc tấn công) trên lãnh thổ của mình. Và Hoa Kỳ không thể làm gì để giúp đỡ các đồng minh của họ. Chắc là Hàn Quốc không muốn để Mỹ bố trí các tên lửa tầm trung ở nước này. Có chú ý đến dư luận Nhật bản, ít khả năng Tokyo đồng ý để Mỹ bố trí các tên lửa đạn đạo tầm trung IRBM trên lãnh thổ nước này. Philippines và Thái Lan là những đồng minh không đáng tin cậy đang hướng về Trung Quốc và có mối quan hệ tốt với Trung Quốc, rất khó để tưởng tượng việc triển khai các tên lửa Mỹ nhắm vào Trung Quốc ở hai nước này.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trump yêu cầu đưa Trung Quốc vào INF
Có nghĩa là, ở châu Á không có chỗ nào để Mỹ bố trí các tên lửa với đặc tính kỹ thuật tương tự như Pershing 2 và Gryphon thời Chiến tranh Lạnh, để chống lại Trung Quốc. Cần phải có các hệ thống tên lửa để triển khai ở miền bắc Australia hoặc trên Quần đảo Mariana có tầm bay xa tương tự như hệ thống tên lửa đạn đạo di động Pioner của Liên Xô.

Mỹ có nhu cầu về các tên lửa như vậy không phải vì Trung Quốc đang sở hữu rất nhiều tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình tầm trung, mà do xu hướng phát triển kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Có chú ý đến xu hướng này, vào cuối thập kỷ tới Trung Quốc có thể trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba với bộ ba hạt nhân đầy đủ giá trị, với số lượng đầu đạn tương đương với Nga và Hoa Kỳ. Đồng thời, bản chất của sự tương tác giữa Nga và Trung Quốc trong trường hợp bùng nổ cuộc xung đột với Hoa Kỳ vẫn chưa rõ. Hai bên chưa phải là đồng minh thực sự vì chưa có hiệp ước quân sự ràng buộc. Trong trường hợp xấu nhất, Hoa Kỳ nên chuẩn bị để chiến đấu trên hai mặt trận, nhưng, cũng có khả năng Nga sẽ không tham gia vào cuộc xung đột Mỹ-Trung.

U.S. President Donald Trump speaks during a campaign rally in Montana - Sputnik Việt Nam
Nhà phân tích chính trị nói về dự định Mỹ rút khỏi INF: "Người Mỹ đã cởi bỏ mặt nạ "
Trong cuộc xung đột tiềm năng, Hoa Kỳ sẽ không chỉ đối mặt với hai cường quốc hạt nhân có sức mạnh tương đương với Mỹ. Sẽ có cả những vấn đề kỹ thuật, ví dụ, nếu Nga duy trì tính trung lập trong cuộc xung đột tiềm năng Mỹ-Trung. Hoa Kỳ sẽ không thể sử dụng các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chống lại Trung Quốc (chúng sẽ bay qua Bắc Cực và hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga sẽ tấn công chúng vì coi đó là một vụ tấn công vào Nga). Dưới thời chiến tranh lạnh, bộ chỉ huy lực lượng hạt nhân của Mỹ lập kế hoạch sử dụng các tàu ngầm hạt nhân với tên lửa đạn đạo để chống lại Trung Quốc. Đồng thời, các máy bay chiến thuật mang bom hạt nhân cũng phải đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh bại các mục tiêu chiến lược trên lãnh thổ CHND Trung Hoa. Ngay cả bây giờ họ cũng có thể có cách tiếp cận như vậy, nhưng vẫn phải đưa ra một sửa đổi quan trọng — có chú ý đến tình trạng hiện tại của không quân Trung Quốc, các máy bay Mỹ không phải là phương tiện hiệu quả để mang vũ khí hạt nhân và không có cơ hội giành phần thắng. Do đó, đội tàu ngầm Mỹ có thể được bổ sung chỉ với một phương tiện duy nhất — tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng tấn công Trung Quốc từ hướng nam và hướng đông.

Trong điều kiện này có thể giả định rằng, Hoa Kỳ thà quan tâm đến việc sửa đổi hơn là phá hủy hoàn toàn hiệp ước INF. Mỹ có nhu cầu về tên lửa đạn đạo với tầm bay 3.500 km ở châu Á và cũng có thể phải có thêm những tên lửa hành trình trên mặt đất cũng ở châu Á. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không muốn loại bỏ tất cả các hạn chế, vì điều đó có thể mang lại hậu quả rất xấu cho Mỹ. Do đó, hai bên sẽ mặc cả với nhau, và đây là một cơ hội để thiết lập cuộc đối thoại trong lĩnh vực chiến lược.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала