Thái Lan 'mượn' Việt Nam bán nửa tỉ USD trái cây sang TQ

© Flickr / AndreaMột quầy bán trái cây Việt Nam
Một quầy bán trái cây Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trái cây Thái Lan nhập vào Việt Nam với số lượng lớn nhưng cuối cùng lại xuất sang Trung Quốc, theo báo Pháp Luật.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 3 tỉ USD và kim ngạch nhập khẩu là 1,3 tỉ USD, ngành rau quả nước ta xuất siêu 1,8 tỉ USD.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 3 tỉ USD và kim ngạch nhập khẩu là 1,3 tỉ USD, ngành rau quả nước ta xuất siêu 1,8 tỉ USD.Tuy nhiên, trong bảng thành tích này, có sự "góp phần" của trái cây Thái Lan xuất sang Việt Nam nhưng để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá trị lên tới nửa tỉ USD.Cụ thể, theo số liệu của hải quan, trong 9 tháng đầu năm nay, trái cây xuất xứ Thái Lan chiếm kim ngạch đến 506 triệu USD, tương đương gần 22% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của cả nước sang thị trường Trung Quốc.

Tổng kim ngạch rau quả nhập khẩu từ Thái Lan trong 3 quý đầu năm 2018 là 580 triệu USD, thì giá trị rau quả nhập khẩu từ Thái Lan tiêu thụ tại thị trường nội địa nước ta chỉ vào khoảng 74 triệu USD.

trái cây - Sputnik Việt Nam
Nông sản Việt xuất khẩu hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu rau quả 3 quý đầu năm 2018 tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường tiêu thụ rau quả nước ta, với kim ngạch 2,3 tỷ USD, chiếm 74% tổng kim ngạch mặt hàng này.Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là: Thái Lan tăng 38%, Úc tăng 36%, Mỹ tăng 26% và Hàn Quốc tăng 21%.

Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả 3 quý đầu năm 2018 cũng tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất là Thái Lan chiếm 45% thị phần, Trung Quốc chiếm 22%.Các loại trái cây có xuất xứ Thái Lan được nhập khẩu về Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là sầu riêng, măng cụt, nhãn… Đặc biệt, phân tích từ số liệu thống kê cho thấy gần 100% nhãn tươi, nhãn khô, sầu riêng, măng cụt… mà Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan về đều đem xuất khẩu sang Trung Quốc.

Chăm sóc vườn dưa lưới trồng theo quy trình chuẩn VietGAP tại Hóc Môn (TP.HCM). - Sputnik Việt Nam
Nông sản Việt xuất ngoại: Ám ảnh dư lượng kháng sinh, chất bảo vệ thực vật

Với thuế nhập khẩu 0% từ các nước ASEAN, trái cây Thái Lan tạm nhập vào Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc giá ngày càng tăng mạnh.Các chuyên gia cho rằng việc thống kê chung hàng Thái Lan tạm nhập tái xuất vào số liệu xuất khẩu rau quả Việt Nam có thể khiến cho số liệu trở nên thiếu chính xác, từ đó ảnh hưởng tới việc Nhà nước hoạch định chính sách.Đặc biệt là chính sách quy hoạch vùng trồng trái cây, dự báo cung cầu thị trường xuất nhập khẩu.

Cần kiểm soát những mặt hàng lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất để "mạo danh" xuất xứ Việt Nam xuất sang nước thứ ba nhằm lẩn tránh thuế.Nhiều ý kiến đề xuất cần quản lý các mặt hàng tạm nhập tái xuất chứ không chỉ mỗi rau quả để tránh bị "vạ lây" bị nước nhập khẩu áp dụng chính sách phòng vệ thương mại dùng hàng rào kĩ thuật gây khó "oan" cho hàng Việt Nam xuất khẩu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала