Những nước nào ở Đông Nam Á đang bị bọn khủng bố từ Iraq và Syria đe dọa

© AFP 2023 / Noel CelisCuộc tập trận chống khủng bố của lực lượng đặc biệt Philippines
Cuộc tập trận chống khủng bố của lực lượng đặc biệt Philippines - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại cuộc gặp diễn ra gần đây ở Singapore, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) đã quyết định tăng cường phối hợp hành động trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới.

Đông và Đông Nam Á được xem là khu vực xếp thứ ba trên thế giới, sau Trung Đông và Nam Á, về hoạt tính khủng bố. Những nước Đông Nam Á nào đang trong tầm ngắm đe dọa của bọn khủng bố từ Syria và Iraq, và tình hình khủng bố tại các nước này — trong bài phân tích dành riêng cho Sputnik của nhà khoa học chính trị Nga, PGS-TS Piotr Tsvetov từ Khoa Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga.

Chiến binh IS - Sputnik Việt Nam
Rất gần Việt Nam: Khủng bố IS đã thật sự "chuyển lửa" về Đông Nam Á

Chỉ trong thế kỷ XXI, toàn thế giới bị rung chuyển bởi những cuộc tấn công  khủng bố kinh khủng như vụ trên đảo Bali (Indonesia) ngày 12 tháng 10 năm 2002, hơn 200 người thiệt mạng tại khu nghỉ mát nổi tiếng vì bọn sát thủ cuồng tín  đánh bom, cũng như những cuộc khủng bố tái diễn hết năm này sang năm khác ở  thủ đô Jakarta của Indonesia. Tại đó, bọn khủng bố đã nổ bom ở những nơi tập trung đông người vào ngày 5 tháng 8 năm 2003, ngày 9 tháng 9 năm 2004, ngày 17 tháng 7 năm 2009, ngày 8 tháng 4 năm 2015, ngày 14 tháng 1 năm 2016. Kết quả của những cuộc tấn công này là hàng chục người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương. Tháng Năm năm nay, lại có những vụ tấn công khủng bố  diễn ra trên các đường phố Surabaya — đô thị lớn thứ hai của Indonesia.

thành phố Marawi (Philippines) bị bọn khủng bố chiếm giữ - Sputnik Việt Nam
“Việt Nam cũng không được bảo đảm trước mối đe dọa khủng bố Hồi giáo”
Trong chiến dịch đáp trả của các cơ quan thực thi pháp luật Indonesia, 150 đối tượng Hồi giáo tham gia vụ tấn công khủng bố đã bị tiêu diệt và 1.500 người bị bắt giữ.

Nổi bật là hoạt tính của các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Philippines. Năm 2002-2003 chúng bắt cóc người nước ngoài với mục đích đòi tiền chuộc, còn trong năm 2017, chúng cố gắng thiết lập quyền hành tại thành phố Marawi trên đảo Mindanao. Từ tháng 5 đến tháng 10, tại đó đã diễn ra chiến dịch thanh trừng của quân đội Chính phủ trấn áp những người Hồi giáo, trong quá trình đó hơn ngàn người đã chết, còn thành phố biến thành đống đổ nát.

© AFP 2023 / Noel CelisCuộc tập trận chống khủng bố của lực lượng đặc biệt Philippines
Cuộc tập trận chống khủng bố của lực lượng đặc biệt Philippines  - Sputnik Việt Nam
Cuộc tập trận chống khủng bố của lực lượng đặc biệt Philippines

Thủ lĩnh IS Ibrahim Abu Bakr al-Baghdadi - Sputnik Việt Nam
Khủng bố đang đe dọa khu vực Đông Nam Á?
Ở miền nam Thái Lan, trên biên giới với Malaysia nơi những tín đồ Hồi giáo cực đoan địa phương đã hơn 50 năm thực hiện hành vi khủng bố đẫm máu vì muốn tách khỏi Thái Lan, nơi phần lớn cư dân là Phật tử. Chỉ riêng một trong những nhóm ly khai này là PULO trong giai đoạn 2006-2014 đã thực hiện hơn 17 nghìn vụ tấn công vào các đại diện chính quyền hành pháp, cảnh sát, tăng lữ Phật giáo và du khách người nước ngoài.

Trung Quốc, đất nước có từ 25 đến 29 triệu người Hồi giáo sinh sống, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và chủ nghĩa ly khai cũng thể hiện mình thông qua những hành động khủng bố đẫm máu. Những kẻ thừa hành chính của chúng là người Uigur hay còn gọi là Đột Quyết — sắc dân thiểu số nói tiếng Turk theo đạo Hồi, từ  những năm 30 của thế kỷ XX đã cố gắng tạo lập quốc gia độc lập của riêng mình. Tháng 10 năm 2013, ba phần tử khủng bố người Uigur đã thực hiện vụ tấn công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, dùng chiếc xe jeep  lao vào đám đông rồi sau đó nổ bom tự sát. Ngày 1 tháng 3 năm 2014, một nhóm người Uigur dùng dao tấn công những công dân vô tội tại nhà ga đường sắt ở Côn Minh, làm 29 người thiệt mạng, 143 người bị thương. Ngày 22 tháng 6 năm 2015, nhóm chiến binh Uigur tấn công trạm kiểm soát ở thành phố Kashgar — kết quả là 18 người thiệt mạng, 40 người bị thương.

© AFP 2023 / Noel CelisCuộc tập trận chống khủng bố của lực lượng đặc biệt Philippines
Cuộc tập trận chống khủng bố của lực lượng đặc biệt Philippines  - Sputnik Việt Nam
Cuộc tập trận chống khủng bố của lực lượng đặc biệt Philippines

Marawi, Philippines - Sputnik Việt Nam
Khủng bố: Sau “Nhà nước Hồi giáo IS” sẽ đến “Nhà nước Đông Nam Á”?
Tế bào của các tổ chức Hồi giáo khủng bố đã nhiều năm nay tồn tại ở các nước Đông Nam Á. Lớn nhất trong số đó là Jemaah Islamiyah. Trước đây, nhóm này  đã liên kết với al-Qaeda và bây giờ là với Jabhat al-Nusra và Tahrir al-Sham. Jemaah Islamiyah  rất chú ý quảng bá  nền tảng chủ nghĩa Hồi giáo, dành cho việc này chúng sử dụng các cơ sở giáo dục khác nhau, cũng như xuất bản báo và bản tin định kỳ cũng như duy trì một trang web riêng.

Nhưng vai trò hà hơi tiếp sức chủ chốt và tài trợ chính cho bọn khủng bố ở Đông Nam Á và Trung Quốc là "Nhà nước Hồi giáo" (IS). IS đang ráo riết tuyển mộ những người Hồi giáo từ phần châu Á của vùng châu Á-Thái Bình Dương vào hàng ngũ chiến binh.  Dành cho việc này, kể từ tháng 6 năm 2016 thậm chí những người Hồi giáo đã xuất bản tờ báo riêng "Al-Fatihin" bằng tiếng Indonesia. Có tài liệu xác nhận rằng hàng ngũ chiến đấu của IS thu hút từ 200 đến 600 công dân  Indonesia, 60-80 người Malaysia, khoảng 100 người Philippines, 300 người là công dân CHND Trung Hoa. Những đối tượng xuất thân từ Indonesia, Malaysia và Singapore đã thành lập đơn vị chiến đấu riêng ở đó, là Katibah Nusantara. Một số chiến binh trong đám này sau khi thu nhận kinh nghiệm tương ứng ở Trung Đông, đã quay trở về quê hương và trở thành "thành viên bí mật ngủ đông" chờ thời của "Nhà nước Hồi giáo".

© AP Photo / StringerPhiến quân nhóm khủng bố Hồi giáo Philippines "Abu Sayyaf"
Phiến quân nhóm khủng bố Hồi giáo Philippines Abu Sayyaf - Sputnik Việt Nam
Phiến quân nhóm khủng bố Hồi giáo Philippines "Abu Sayyaf"

Philippines - Sputnik Việt Nam
Đông Nam Á đang ở bên bờ vực của nạn khủng bố? Việt Nam có bị nguy hiểm?
Và không chỉ những kẻ "ngủ đông". Năm 2015, những phần tử ly khai từ các tỉnh miền Nam Thái Lan đã thực hiện cuộc tấn công khủng bố trên đảo nghỉ dưỡng Koh Samui. Chính giới Bangkok phát hiện ra rằng bọn khủng bố có liên hệ với IS. Sự kết nối của bọn khủng bố với IS cũng nằm trong tầm chú ý của Chính phủ Malaysia vì trường hợp đột kích vũ trang vào quán bar ở Kuala Lumpur hồi mùa hè năm 2016. Cũng có bằng chứng cho thấy các chiến binh Rahindj với tư vấn của các sứ giả IS đã tấn công các chùa chiền Phật giáo, đồn cảnh sát và doanh trại quân đội ở Myanmar.

Vào tháng 9 năm 2014, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đưa ra tuyên bố chính thức lên án IS. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được các thủ lĩnh IS cố gắng mở rộng ảnh hưởng của chúng tại các nước Đông Nam Á. Hơn thế nữa, có cơ sở để nghi ngờ một cách hợp lý rằng trong trường hợp  các cấu trúc của IS ở Syria và Iraq bị đánh bại hoàn toàn, bộ phận quản lý của chúng sẽ cố gắng di chuyển đến một trong các nước Đông Nam Á.

© AFP 2023 / StringerIS ở Philippines
IS ở Philippines  - Sputnik Việt Nam
IS ở Philippines

Quân nhân Philippines - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng: Nga lo ngại trước sự gia tăng các mối đe dọa ở Đông Nam Á
Đối với chủ nghĩa Hồi giáo cơ bản, và tiếp theo là với chủ nghĩa khủng bố, ở nhiều nước của  khu vực này có môi trường nuôi dưỡng nhất định. Đó không chỉ là tín ngưỡng chung, (xin nhắc rằng Indonesia  là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới), mà còn là những tương phản trong phân hóa xã hội, khi khoảng cách giữa người nghèo và người giàu ngày càng tăng, và chính sách dân tộc-tôn giáo cứng nhắc kém linh hoạt của một số Chính phủ, khi các sắc dân và tín ngưỡng thiểu số bị thiệt hại vì phân biệt đối xử. Sự bất bình với tình trạng trật tự xã hội hiện tại xô đẩy nhiều người Hồi giáo, đặc biệt là các thanh niên vào hàng ngũ chiến đấu vì đức tin, mà  thực tế vào hàng ngũ của những tên khủng bố tự sát. Phần thưởng cho điều này, như các nhà truyền giáo Hồi giáo hứa hẹn, là thiên đàng trên thượng giới, muôn phần tốt đẹp hơn là cuộc sống hiện tại của họ trên Trái đất.

28 tháng 12. Iraq. Khu vực Mosul. Lực lượng pháo binh nhân dân giáng đòn vào chiến binh IS. - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia cảnh báo về mối đe dọa mới ở Đông Nam Á
Vì thế, hành động phối hợp chung của các nước ASEAN nhằm chống chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới, cũng như tạo lập cơ sở dữ liệu chung về các cá nhân và tổ chức có quan hệ với khủng bố, trao đổi thông tin tình báo về đề tài này, tiến hành hoạt động chung về phòng ngừa và tiễu phạt, có tác dụng hài hòa và củng cố pháp lý chống khủng bố. Nhưng chủ nghĩa khủng bố sẽ không thể bị tiêu diệt nếu như bên trong khu vực và mỗi quốc gia không khắc phục được nguyên nhân gây sự bất mãn của các công dân bình thường, không thực hiện những bước đi cần thiết để cải thiện điều kiện phúc lợi của cư dân cũng như không ban hành những chuẩn mực đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Dễ hiểu là tất cả những điều đó không phải là động thái đơn giản và không mang lại kết quả nhanh chóng. Nhưng ý tưởng và mưu đồ ​​của các "nhà tổ chức" khủng bố quốc tế nhất định phải bị chặn đứng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала