“Các công nghệ của Nga sẽ giúp Trung Quốc xây dựng sân bay đầu tiên ở Nam Cực”

© REUTERS / Alexandre Meneghini Nam Cực
Nam Cực - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga sẽ giúp Trung Quốc gia nhập câu lạc bộ ưu tú của các quốc gia sở hữu sân bay quanh năm ở Nam Cực.

Nhà thám hiểm nổi tiếng Vyacheslav Martyanov, người đứng đầu trung tâm dịch vụ hậu cần của Viện nghiên cứu Bắc cực và Nam Cực của LB Nga cho biết về điều này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Mới đây, tờ báo Keji Daily do Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc điều hành, thông báo rằng, sau mấy năm nữa Bắc Kinh sẽ có sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoạt động quanh năm ở Nam Cực.

Chuyến du ngoạn qua ảnh tham quan Nam Cực - Sputnik Việt Nam
Chuyến du ngoạn qua ảnh tham quan Nam Cực

Hiện nay chiếc máy bay duy nhất của Trung Quốc có khả năng làm việc trong điều kiện Nam Cực đang sử dụng sân bay với đường băng thuộc trạm nghiên cứu Nam Cực "Progress" của Nga. Trạm này nằm cạnh trạm nghiên cứu Nam Cực "Trung Sơn" của Trung Quốc. Như dự kiến, khoảng cách từ nơi này đến đường băng hoạt động quanh năm đầu tiên của Trung Quốc là khoảng 28 km.

Chuyên gia Nga lưu ý rằng, các chuyên gia Trung Quốc đã tìm kiếm một nơi đặc biệt trên lớp băng để xây dựng sân bay, ở nơi đó, do các đặc điểm khí tượng, luôn có gió mạnh. Tuyết thổi bay do gió mạnh và để lại lớp băng sạch. Trên đường băng như vậy các máy bay có thể cất cánh và hạ cánh, mà không cần nén chặt lớp tuyết trên bề mặt, ngược lại cần phải "làm nhám" bề mặt để máy bay không trượt khỏi đường băng, chuyên gia Nga giải thích:

Chim cánh cụt  ở Nam Cực - Sputnik Việt Nam
Tìm thấy xác ướp của chim cánh cụt cổ đại ở Nam Cực

Các đối tác Trung Quốc đã hướng tới các chuyên gia Nga yêu cầu giúp đỡ trong việc nghiên cứu lớp băng có sử dụng một bộ định vị. Các đoàn thám hiểm của Nga đã thu lượm những kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực này. Trong một thời gian dài, Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực đã làm những công việc như vậy. Chúng tôi đã từng giúp người Mỹ trong việc này. Chúng tôi có cả hệ phương pháp, mà các chuyên gia Trung Quốc chưa có. Trước hết cần phải nghiên cứu tính năng động lực, các đặc tính của lớp băng mà máy bay sẽ hạ cánh. Nếu không biết cấu trúc và mật độ của lớp băng, đặc điểm chuyển động và hình thành những vết nứt, vấn đề này là khó giải quyết. Ngoài ra cần phải theo dõi tuyết tích tụ ở đó như thế nào. Tóm lại, cần phải nghiên cứu số lượng lớn các thông số trước khi bắt tay xây dựng đường băng có thể tiếp nhận máy bay hạng nặng. Vấn đề này là rất phức tạp về mặt kỹ thuật và công nghệ. Một chuyên gia Nga đã được mời đến Trung Quốc để trao đổi kinh nghiệm. Ông là chuyên gia tư vấn cho các đồng nghiệp Trung Quốc. Các đối tácTrung Quốc đang sử dụng những dữ liệu khoa học và kỹ thuật của chúng tôi, nhưng, họ sẽ tự xây dựng sân bay.

Theo chuyên gia Nga, một nơi thuận tiện cho việc xây dựng sân bay đã được lựa chọn vào năm ngoái, nhưng, các công việc khảo sát vẫn đang tiếp tục. Theo ông, "tại đó cần phải thực hiện các cuộc nghiên cứu khá nghiêm túc, bao gồm nghiên cứu địa điểm". Vì lý do này, ông né tránh câu hỏi về thời điểm bắt đầu xây dựng đường băng của Trung Quốc.

Chuyên gia Nga lưu ý rằng, vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ giới thiệu những gì với khách du lịch khi họ đến khu vực sân bay Trung Quốc hoạt động quanh năm. Xung quanh trạm nghiên cứu Nam Cực "Trung Sơn" của Trung Quốc chỉ có sa mạc tuyết. Theo chuyên gia Nga, nơi này không phải là rất thú vị cho sự phát triển du lịch.

Nam Cực - Sputnik Việt Nam
Một người Nga phát hiện tàu vũ trụ từ ngoài hành tinh ở Nam Cực (Video)
Đồng thời, chuyên gia lưu ý đến thực tế rằng, Trung Quốc đang xây dựng một con tàu lớn để thám hiểm Bắc Cực, có lẽ, chiếc tàu này sẽ là một trong những tàu hiện đại nhất. Trung Quốc cũng đang xây dựng một trạm cố định lớn mới ở Nam Cực. Trung Quốc có một chương trình nghiên cứu rất nghiêm túc về lục địa lạnh giá và khắc nghiệt này, ông Vyacheslav Martyanov nói.

Đến nay, 15 quốc gia đã xây dựng hơn 50 sân bay hoạt động quanh năm hoặc đường băng trên lớp tuyết để tiếp nhận máy bay tại Nam Cực. Đây là Nga, Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Pháp, Ý, Đức, Chile, Argentina, Na Uy, Nam Phi, Bỉ, Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo kế hoạch, máy bay Trung Quốc Xueing 601 chuyên nghiên cứu vùng cực sẽ được sử dụng trên các tuyến đường bay tới Nam Cực. Trên đường bay dài nó sẽ phải hạ cánh để bảo trì, tiếp nhiên liệu, hoặc trong trường hợp thời tiết xấu. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc sẽ phải ký kết các thỏa thuận với nhiều quốc gia có sân bay trên hành trình này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала