Các nhà khoa học phát hiện ảnh hưởng của cách nói mạch lạc đối với trí nhớ

© Fotolia / Andrea DantiNão
Não - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas ở Austin và các nhà ngôn ngữ học tại phòng thí nghiệm UTsoundLab đã tìm ra lý do tại sao thông tin từ một cuộc hội thoại nào đó có thể được ghi nhớ rất lâu, trong khi đó có những cuộc nói chuyện rất chóng bị quên lãng.
Мозг - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học phát hiện một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mất trí nhớ

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, tốc độ và sự rành mạch của lời nói ảnh hưởng tới mức độ ghi nhớ nội dung tài liệu. Để kiểm tra phỏng đoán của mình, các nhà nghiên cứu đã mời 60 người nói tiếng Anh tham gia thí nghiệm (một nửa trong số họ là người bản ngữ). Những người tham gia trải nghiệm đã đọc 72 câu (gồm sáu phần, mỗi phần 12 câu) theo hai cách — "nói mạch lạc" với tốc độ chậm, phát âm rõ ràng và "nói kiểu thông tục thường ngày",  tức là nói nhanh và không có các điểm nhấn như trong trường hợp đầu tiên. Sau đó, họ phải đọc lại các câu trên theo trí nhớ của mình.

Thí nghiệm cho thấy cả người nước ngoài và người bản địa đều nhớ rõ nội dung của câu được phát âm theo ngữ âm "mạch lạc " với tốc độ chậm. Các nhà khoa học giải thích điều này như sau: khi phải nghe một người nói quá nhanh hoặc không diễn đạt rõ dòng suy nghĩ của mình thì  người nghe phải tiêu tốn nhiều "nguồn lực trí tuệ" để "giải mã" những gì người kia nói. Mà bộ não càng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn thì càng còn ít nguồn dự trữ để ghi nhớ tài liệu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала