Bộ trưởng Công an nói gì về đề xuất 'tù tại gia'?

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNBộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khi phóng viên Tuổi Trẻ đề cập đến đề xuất áp dụng hình thức "tù tại gia", bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ trả lời ngắn gọn: “Đây là vấn đề mới, chúng tôi ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội và sẽ nghiên cứu”.

Đề xuất này vốn được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu ra chiều 12-11 tại phiên họp tổ thảo luận dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Ông Phớc (đại biểu Nghệ An) đề nghị cơ quan soạn thảo luận "nghiên cứu hình thức tù tại gia".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao: “Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm”

Tổng Kiểm toán Nhà nước cho rằng hình phạt này có thể áp dụng đối với người phạm những tội ít nghiêm trọng cố ý gây thương tích hoặc các hành vi đối xử trong gia đình…, chứ không thể áp dụng đối với các loại tội phạm nguy hiểm như giết người, ma tuý, tham nhũng…

"Hình thức thi hành án tại gia đình sẽ giảm áp lực cho các nhà tù, giảm ngân sách, có tác dụng giáo dục vì nó khiến cho người vi phạm phải xấu hổ trước cộng đồng, trước người thân", ông Phớc nói.

© Ảnh : Dân ViệtTS Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN)
TS Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) - Sputnik Việt Nam
TS Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN)

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Tô Lâm cảnh báo về tình hình tội phạm nguy hiểm ở Việt Nam
Để thực hiện hình thức phạt này, đại biểu Hồ Đức Phớc cho rằng các cơ quan có trách nhiệm nên nghiên cứu cơ sở vật chất phù hợp, ví dụ như các buồng sắt giam giữ, khi thi hành án thì đem buồng sắt đấy đến nhà phạm nhân, giám thị cầm chìa khoá buồng sắt, còn lại để gia đình phạm nhân chăm sóc, cùng giám sát, chịu trách nhiệm.

Cũng nêu vấn đề này tại thảo luận tổ, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng Việt Nam nên nghiên cứu biện pháp này, khi đảm bảo các điều kiện thì có thể áp dụng.

© Ảnh : Quốc HộiChủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra. - Sputnik Việt Nam
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra.

"Một số nước có hình thức tù tại gia, đeo chip điện tử để theo dõi phạm nhân, theo đó người thi hành án chỉ được đi lại trong phạm vi nhất định, bị giới hạn không gian giống như người bị án tù treo", bà Nga nói.

nữ sinh Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Vụ dâm ô tập thể nữ sinh lớp 9 ở Thái Bình: Có thể tù chung thân hoặc tử hình
Cũng có ý kiến không đồng tình. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) — ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp — cho biết trong quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật hình sự và thi hành án hình, hình thức "tù tại gia" từng được đặt ra một số lần, căn cứ là trên thế giới cũng có một số quốc gia áp dụng.

"Nhưng cá nhân tôi cho rằng nếu thực hiện tù tại gia, mà lại thiết kế buồng giam sắt hoặc gỗ đặt tại nhà của người bị án tù, nhốt họ vào đó, rồi hàng ngày cha mẹ, vợ chồng, con cái người ta nhìn thấy, phải chăm sóc, thì rất đau lòng và cũng không phải là nhân văn", bà Thuỷ bày tỏ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала