ASEAN có một đối tác chiến lược mới

© Sputnik / Grigoriy Sysoev  / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN tại Singapore
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN tại Singapore - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, cũng như Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN được tổ chức bên ngoài nước Nga. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik- Vietnam, nhà khoa học chính trị, giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học St. Petersburg, Giáo sư Vladimir Kolotov tập trung chú ý đến điều này.

Giáo sư nói, trong điều kiện phức tạp khi Mỹ đang thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính chống lại nước Nga, việc phát triển các mối quan hệ với các nước phương Đông, đặc biệt là với ASEAN là cần thiết hơn bao giờ hết. Và việc ông Putin đích thân đến dự cả hai hội nghị thượng đỉnh ở Singapore cho thấy rằng, đất nước chúng tôi đang bước vào con đường này. Không phải ngẫu nhiên mà hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN lần này đã thông qua quyết định nâng tầm quan hệ ASEAN-Nga lên Đối tác chiến lược.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN tại Singapore - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin nói về phát triển quan hệ kinh tế giữa Nga và ASEAN

Đây là một quyết định quan trọng, — Giáo sư ghi chú, — nhưng điều chính không phải là việc thông qua bản tuyên bố mà là các kết quả thực hiện nó. Cho đến nay, mối quan hệ đối tác đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực để cải thiện tình hình, ngoại trừ sự đối tác trong lĩnh vực du lịch đang phát triển tích cực, chủ yếu với Việt Nam và Thái Lan. Kim ngạch thương mại đã đạt kỷ lục trong năm 2014, khoảng 22 tỷ USD, mà hiện nay chúng tôi chỉ cố gắng đạt đến mức cao này. Trong khi đó kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các nước ASEAN là khoảng 500 tỷ USD.

Đáng tiếc, các yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát trển của mối quan hệ đối tác thương mại và kinh tế với các nước thành viên ASEAN  là sự bất ổn của đồng rúp Nga cũng như các biện pháp trừng phạt bậc thứ nhì của Hoa Kỳ chống lại Nga, đặc biệt đối với các quốc gia mua vũ khí của Nga. Nếu hợp đồng được tính bằng USD, thì Washington có thể chặn việc chuyển tiền. Những khoản tiền có thể được nắm giữ mãi trong các ngân hàng của Mỹ bởi vì phải đi qua một hệ thống tài khoản đại lý.

Trong khi áp đặt các biện pháp trừng phạt bậc thứ nhì, Washington sẵn sàng loại ba quốc gia khỏi danh sách các nước bị trừng phạt, đây là Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia. Tức là các quốc gia mà Hoa Kỳ gửi gắm nhiều hy vọng trong cuộc đối đầu địa chính trị và trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Nói về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nói chung, rõ ràng Hoa Kỳ có ý định sử dụng các quốc gia này để gây hại cho Trung Quốc, để tấn công vào đối tác thương mại lớn của họ.

S-400 - Sputnik Việt Nam
“Lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm mục đích làm suy yếu tiềm năng kinh tế của Trung Quốc”

Ở ASEAN, Nga có vị trí vững chắc trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh", — Giáo sư Kolotov nói tiếp. — Ở đây nói không chỉ về các loại vũ khí công nghệ cao của Nga được đánh giá cao ở một số quốc gia thành viên Hiệp hội, vũ khí có thể tạo ra một sự cân bằng quyền lực, mà nếu không có sự cân bằng thì không thể tiến hành bất cứ cuộc đàm phán.

 Vào năm 2014, tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á — Đối thoại Shangri-La, đại diện của Nga đã cảnh báo các nước ASEAN về nguy cơ xuất khẩu bất ổn từ khu vực Trung Đông. Khi đó, các thành viên của Hiệp hội đã không muốn nghe lời cảnh báo của ông. Và ngay sau đó, khi phải đối mặt với các sự kiện ở Myanmar và miền Nam Philippines, ASEAN đã cho thấy rằng, khi phải chống lại mối đe dọa mới họ không thể làm việc cùng nhau vì lợi ích chung.

Trong cuộc xung đột với Trung Quốc về các vấn đề của Biển Đông họ cũng không có tiếng nói thống nhất. Kết quả là mới đây, Tổng thống Philippines, nhà lãnh đạo của chính quốc gia đã kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tải Hàng hải Quốc tế, lại tuyên bố rằng "không cần thảo luận vấn đề này nữa, bởi Biển Đông bây giờ hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc".

Putin:Trừng phạt không thể ngăn được hợp tác Nga - ASEAN và sự phát triển kinh tế của họ - Sputnik Việt Nam
Putin: Trừng phạt không thể ngăn được hợp tác Nga - ASEAN và sự phát triển kinh tế của họ

Ngoài ra, ở Đông Nam Á đang diễn ra sự phân cực theo nguyên tắc tôn giáo ", — ông Kolotov nói tiếp." Cũng không thiếu sự kích động của Hoa Kỳ, trong cuộc tranh chấp tại khu vực của các tín đồ đạo Phật, đạo Hồi và Kitô giáo. Trong khi đó Nga có nhiều kinh nghiệm phong phú về đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa ly khai. Nga đã xây dựng được cuộc đối thoại thực tế giữa tất cả các tôn giáo truyền thống, trong đó có các Kitô hữu, người theo đạo Hồi và Phật tử. Những kinh nghiệm của Nga có thể hữu ích giúp ASEAN giải quyết các vấn đề liên tôn.

Như vậy, việc chuyển hướng của Nga sang phương Đông, cụ thể là xích gần ASEAN, là đường lối đúng đắn. Và điều quan trọng là chính Tổng thống Nga đã hoạch định vectơ này", — Giáo sư Kolotov kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала