Cô giáo phạt tát 231 cái vào má học sinh có thể phải đối mặt với án phạt nào?

© Ảnh : Hải Phong/PhunuonlineEm N. cùng mẹ tại bệnh viện
Em N. cùng mẹ tại bệnh viện - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo luật sư, hành vi sử dụng bạo lực, gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của học sinh tùy vào tính chất mức độ của hành vi và tùy thuộc vào hậu quả mà người gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Thời đại thông tin.

Những ngày gần đây, dư luận bức xúc trước sự việc một cô giáo tại trường THCS xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) yêu cầu 23 học sinh tát một bạn cùng lớp 231 cái đến mức phải nhập viện cấp cứu.

Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình). - Sputnik Việt Nam
231 cái tát vào bệnh thành tích giáo dục

Theo dõi sự việc này, Luật sư Đặng Văn Cường — Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp — Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tỏ ra bức xúc:

 ''Đây là một hành động phản khoa học, phản giáo dục gây tác hại rất lớn đối với học sinh. Ở đây, cả người đánh và người bị đánh đều là những nạn nhân. Em học sinh bị đánh thì nhập viện, còn những em học sinh bị cô bắt phải đánh bạn thì sẽ bị tổn thương, chấn động tâm lý, hoặc sẽ bị tác động tâm lý, ảnh hưởng đến hình thành nhân cách, là một hành động dung dưỡng cho bạo lực, khiến các em có thể có những nhận thức, điều khiển hành vi một cách lệch lạc trong tương lai. Pháp luật Việt Nam không cho phép giáo viên sử dụng bạo lực trong bất kỳ tình huống nào trong quá trình giáo dục. Các hình thức kỷ luật đối với học sinh cũng không có hình thức nào cho phép giáo viên, nhà trường sử dụng bạo lực để kỷ luật học sinh. Vì vậy, mọi hành vi sử dụng bạo lực đối với học sinh đều là hành vi vi phạm pháp luật''.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hành vi sử dụng bạo lực, gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của học sinh tùy vào tính chất mức độ của hành vi và tùy thuộc vào hậu quả mà người gây ra những tổn hại, tấn công xâm hại trẻ em, học sinh sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

© Ảnh : Thời đạiThạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội.
Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội.

Học sinh Hoàng Long Nhật, lớp 6-2, Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình) đã tiếp tục học chiều 24/11. - Sputnik Việt Nam
Xem xét khởi tố vụ học sinh bị tát 231 cái vì nói tục
Trong vụ việc này, cô giáo đã ép buộc học sinh khác phải tát vào mặt một bạn đến hơn 200 cái, khiến bạn đó phải nhập viện là hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm của em học sinh này. 

Phụ huynh của học sinh này hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà trường xem xét hình thức kỷ luật đối với giáo viên này, trước mắt yêu cầu giáo viên này phải đình chỉ công tác, dừng việc giảng dạy để xác minh, xem xét trách nhiệm. Đồng thời có thể làm đơn trình báo tới cơ quan công an để xem xét về hành vi Cố ý gây thương tích, hành hạ ngược đãi trẻ em.

Hiện nay Hiến pháp và các văn bản pháp luật như luật trẻ em, luật hôn nhân và gia đình, bộ luật dân sự, bộ luật hình sự và nhiều văn bản pháp luật khác có rất nhiều các quy định để bảo vệ quyền trẻ em, nghiêm cấm hành vi xâm hại ngược đãi trẻ em. Mọi hành vi xâm hại đến trẻ em đều bị xử lý nghiêm minh bằng các chế tài của pháp luật. 

Nếu phụ huynh của các em học sinh này có đơn trình báo gửi đến cơ quan công an đề nghị làm rõ hành vi của cô giáo này và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật thì cơ quan công an sẽ vào cuộc, xác minh làm rõ hành vi, nguyên nhân động cơ và làm rõ hậu quả để xử lý theo quy định pháp luật. 

Bị cáo Phúc ngất xỉu. - Sputnik Việt Nam
Bảo mẫu ngất xỉu khi nghe tuyên án vụ bạo hành trẻ ở trường mầm non
Nếu kết quả giám định thương tích cho thấy học sinh này có tỉ lệ % thương tích, dù mức độ thương tích của nạn nhân chưa tới 11 % nhưng do nạn nhân là người chưa đủ 16 tuổi nên cô giáo này vẫn bị xử lý hình sự về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 134 bộ luật hình sự 2015 với hình phạt có thể lên tới 3 năm tù. 

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

Phó Giáo sư Bùi Thị An - Sputnik Việt Nam
Giám đốc Học viện Giáo dục đi đâu mà để cấp dưới đấm nhau, đâm nhau?
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

PGS.TS Trịnh Hoà Bình, Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội và truyền thông đại chúng - Sputnik Việt Nam
7 học sinh nói xấu thầy cô trên Facebook: ‘Đuổi học sinh là sự thất bại của nền giáo dục’
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Luật sư Cường cũng cho rằng, trong trường hợp hậu quả chưa tới mức phải xử lý về tội Cố ý gây thương tích thì vẫn có thể xem xét trách nhiệm hình sự đối với cô giáo này về các tội danh như tội Làm nhục người khác hoặc tội Hành hạ người khác.

Cũng theo vị Luật sư này, trong vụ việc này, không chỉ học sinh bị đánh là nạn nhân, mà những em học sinh bị cô giáo biến thành công cụ đánh bạn là nạn nhân thứ hai. Nếu không có những biện pháp ngăn ngừa, trợ giúp, can thiệp sớm sẽ dẫn đến hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng đến cả cuộc đời về sau của cả giáo viên và học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình). - Sputnik Việt Nam
Cô giáo hổ mang. Mặt nạ thành tích. Sự cay đắng và cái má sưng vù của nền giáo dục
Qua những sự việc này, ngành giáo dục cần phải xem lại rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, quản lý, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất cho giáo viên. Cũng cần phát hiện và xử lý kỷ luật một cách nghiêm minh trong lĩnh vực giáo dục thì mới có thể ngăn chặn, đầy lùi, giảm bớt những hiện tượng bạo lực tương tự. 

Với hành vi này, dưới góc độ kỷ luật viên chức theo quy định pháp luật thì cô giáo này có thể phải nhận hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc ngoài mức chế tài hình sự đã nêu ở trên. Ngoài ra giáo viên này cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân bao gồm tiền chi phí cứu chữa, công người chăm sóc và tổn thất về tinh thần theo quy định của bộ luật dân sự hiện hành, luật sư Cường nhận định.

Trước đó, trong tiết 3 của buổi học chiều 19/11, một bạn trong lớp 6.2 mách với cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thủy là bạn Hoàng Long Nh. chửi mẹ bạn ấy.

Không điều tra thực hư, lập tức, cô Thủy ra lệnh cho lớp, sau giờ học mỗi bạn phải tát Nh. 10 cái. Bạn nào tát nhẹ, tát thiếu sẽ bị Nh. tát lại gấp đôi.

Mặc dù thương bạn, nhưng lớp trưởng phải đứng ra tổ chức tát bạn theo chỉ đạo, còn cô Thủy bỏ ra ngoài. Khi tát được nửa chừng, thấy cô Thủy xuất hiện ở hành lang quan sát, một bạn hỏi "cô ơi có tát nữa không?". Cô Thủy ra lệnh "tát lúc nào đủ thì thôi".

Đau xót nhất, đến lượt con cậu ruột của Nh. không muốn tát anh họ của mình, nhưng thấy cô giáo chủ nhiệm ở ngoài nên đành phải xuống tay. Bạn này vừa tát, vừa khóc nhưng không thể nhẹ tay vì sợ cô giáo phạt ngược. Khi bạn cuối cùng kết thúc, quá uất ức, Nh. có chửi đổng một câu, ngay lập tức cô Thủy từ ngoài lao vào bồi thêm một tát nữa khiến Nhật phải nhập viện cấp cứu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала