Chính trị, thống nhất, cải cách: Bắc Triều Tiên muốn học hỏi gì từ Việt Nam?

© Ảnh : Văn Điệp – TTXVNBộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho (giữa) tại buổi hội đàm.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho (giữa) tại buổi hội đàm. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bảo vệ quyền lực của đảng, không bị ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản và không bị lệ thuộc vào những kẻ theo chủ nghĩa dân túy - đây là ba mục tiêu chính đặt ra trước lãnh đạo Bắc Triều Tiên trên con đường cải cách và mở cửa.

Bằng cách đưa ra quyết định chiến lược về việc từ bỏ phát triển song song tiềm năng hạt nhân và tập trung vào tăng trưởng kinh tế, Bình Nhưỡng đã tỏ rõ cho cộng đồng thế giới thấy một điều rằng, đất nước này đã xác định mô hình phát triển tiếp theo cho mình. Nhưng có vẻ như mô hình này sẽ dựa trên kinh nghiệm không phải của những đồng minh thân cận nhất Bắc Triều Tiên là Trung Quốc và Nga, mà là của Việt Nam. Và sau đây là những lý do dẫn đến quyết định này.

"Việt Nam đã giành được chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm với Hoa Kỳ, có kinh nghiệm thống nhất hai miền Bắc-Nam, và là đất nước đầu tiên thành công trong việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế dựa trên chính sách cải cách và công khai cởi mở "từ trên xuống dưới", trong khi vẫn duy trì quyền kiểm soát tập trung mạnh mẽ từ phía Đảng Cộng sản. Tất cả điều này dường như rất gần gũi đối với Bắc Triều Tiên", — cộng tác viên trưởng của trung tâm nghiên cứu hàng đầu Hàn Quốc về quan hệ quốc tế và an ninh Sejong Institute, ông Yang Un-Chul cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đón Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Triều Tiên muốn học theo Việt Nam về cải cách kinh tế?

Trong quá trình diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên vào hồi tháng Tư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã nhắc tới "cơ hội phát triển theo mô hình Việt Nam". Và đây là một sự lựa chọn có ý thức của Bắc Triều Tiên, ông Yang tin tưởng.

"CHDCND Triều Tiên đã từ lâu nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc và thậm chí đã cố gắng thực hiện nó. Nhưng kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm chức nguyên thủ đất nước, mô hình của Trung Quốc ngày càng được đánh giá theo chiều hướng tiêu cực hơn, theo tinh thần "nếu chúng ta đi theo con đường của Trung Quốc, chúng ta sẽ chịu sự can thiệp của Trung Quốc và sẽ phụ thuộc vào đất nước này", nhà nghiên cứu lưu ý.

Thực hiện chính sách cải cách riêng của mình trong khuôn khổ hệ thống lãnh đạo tập thể, Trung Quốc chủ yếu dựa vào sự hình thành và thu hút nguồn vốn lớn, mạnh dạn mở cửa nền kinh tế tại các đặc khu kinh tế như Thẩm Khuyến. Nhưng xét từ quan điểm của Bắc Triều Tiên thì điều này được xem là sự thất bại trong việc duy trì hệ thống kiểm soát mạnh mẽ của chính quyền Trung Quốc. Ở Nga, Đảng Cộng sản đã hoàn toàn mất đi vai trò thống trị của mình, vì vậy kinh nghiệm của Nga ngày càng được xem là không xứng đáng để Bắc Triều Tiên học hỏi và làm theo.

"Trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã cố gắng tạo ra một nền kinh tế hàng hóa, đồng thời bảo vệ vững chắc hệ thống chính trị của mình. Và mặc dù hiệu quả của cải cách và mở cửa vào thời điểm đó đạt được mức đ tối thiểu,  tuy nhiên theo quan điểm của Bắc Triều Tiên, Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa", — vị chuyên gia nhấn mạnh.

Lãnh tụ Nam-Bắc Triều Tiên Moon Jae-in và Kim Jong-un trong cuộc gặp gỡ tại làng Panmunjom, thuộc khu phi quân sự phân chia hai miền Bắc-Nam Triều Tiên. - Sputnik Việt Nam
Hé lộ lý do ông Kim Jong Un muốn Triều Tiên được giống như Việt Nam

Tuy nhiên, tạm thời rất khó đoán trước, liệu ban lãnh đạo chính trị của CHDCND Triều Tiên có đủ năng lực để kiểm soát thành công các thị trường mới nổi tự phát jangmadang, cũng như các yếu tố khác của nền kinh tế thị trường bằng cách kết hợp những thành phần mới này, đồng thời tập trung phát triển các doanh nghiệp lớn hay không. Cũng không thể biết liệu Việt Nam có thể giúp Bắc Triều Tiên được gì ngoài lời khuyên.

"Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản đã từ lâu có đồng cảm về mặt ý thức hệ với Bắc Triều Tiên, nhưng điều này không trở thành một cái cớ cho sự phát triển hợp tác kinh tế. Bình Nhưỡng sẽ yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm lịch sử của mình và đưa ra lời khuyên về quá trình thay đổi hệ thống chính trị. Nhưng xét tới việc ngay cả với Nga, Bắc Triều Tiên cũng chỉ đạt được kim ngạch thương mại mức 100 triệu đô la một năm thì rất khó nói trước được rằng nước này sẽ hợp tác được với Việt Nam trong những lĩnh vực nào. Trừ khi mối quan hệ Mỹ-Bắc Triều Tiên được cải thiện và các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, hợp tác kinh tế của Việt Nam với CHDCND Triều Tiên mới có thể được tăng cường nhờ việc thực hiện các dự án chung của miền Nam và miền Bắc", —  nhà nghiên cứu của Bắc Triều Tiên nhận định.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đối thoại về phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ, sự hiện diện của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên Lee Yong-ho ở Hà Nội có thể được hiểu như một tín hiệu cho thấy Bình Nhưỡng quyết tâm củng cố mô hình phát triển mới cũng như đạt tới tăng trưởng kinh tế, bất kể việc thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ diễn biến theo chiều hướng nào. Có vẻ như chuyến thăm của Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao CHDCND Triều Tiên Kim Yong-nam tới Cuba, cũng như công trình nghiên cứu về đường sắt vừa mới khởi động với Hàn Quốc vào ngày hôm nay cũng theo đuổi những mục đích nêu trên. Nhưng liệu Bắc Triều Tiên có nghe theo những lời khuyên của các đồng minh truyền thống, cũng như những người có thiện chí, hay vẫn quyết định chọn con đường riêng của mình theo tư tưởng Chủ thể (Juche)? Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала