Liệu Trung-Mỹ có tận dụng thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc chiến thương mại?

© REUTERS / Thomas PeterTổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại cuộc gặp vừa diễn ra ở Argentina, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý không tăng mức thuế quan thương mại hiện hành và không đưa ra các lệ phí mới từ ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Hai tiếng rưỡi dành cho bữa ăn tối của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ có lẽ đã là một trong những thời điểm nổi bật nhất của hội nghị thượng đỉnh G-20. Liệu rằng bây giờ có thể chuyển từ thỏa thuận "tạm ngừng bắn" trong cuộc chiến thương mại để tiến tới khôi phục quan hệ bình thường giữa hai cường quốc kinh tế lớn của thế giới? Sputnik giới thiệu ý kiến chuyên gia phân tích về thỏa thuận Trung-Mỹ mới nhất.

Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Phải chăng Trung Quốc sẽ chơi theo luật của Hoa Kỳ?

Chế độ ngưng áp thuế mới cao hơn kéo dài 90 ngày, và khoảng thời gian đó sẽ được sử dụng dành cho các cuộc thương lượng song phương. Trung Quốc đồng ý mua các sản phẩm công-nông nghiệp do Mỹ sản xuất "với số lượng rất lớn". Không thấy nêu con số chính xác. Hiện chỉ được biết về cấu ​​trúc tổng thể của các thỏa thuận — trên thực tế, chính mục tiêu như vậy được đặt ra trong cuộc gặp của  Trump và Tập Cận Bình. Bây giờ đến lượt các nhà đàm phán nhập cuộc, trong một thời gian tương đối ngắn các đại diện  kinh tế của hai nước phải cố gắng đi đến đồng thuận ổn định và toàn diện hơn, và nếu thành công sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế toàn cầu. Không nên để câu hỏi về thực chất của sự nhất trí hiện tại làm lu mờ vấn đề có tính chất cơ bản hơn — Hoa Kỳ liệu có sẵn sàng thừa nhận sự tăng trưởng của Trung Quốc và liệu Washington có tiếp tục đặt cược vào việc kiềm chế Bắc Kinh hay không — ông Andrei Karneev Phó GĐ Viện Các nước Á-Phi thuộc trường MGU nhận xét. Thời điểm này, cả hai bên đều tự gọi mình là người chiến thắng, nhưng rõ ràng là không ai định nhân nhượng một cách nghiêm túc. Quả thực là Trung Quốc  đồng ý mua sản phẩm Mỹ nhưng đó cũng là những gì ông Tập đạt được và do tự ông đề xuất.

"Đằng sau vẫn là câu hỏi về chính sách công nghiệp của Trung Quốc, những phàn nàn của phía Mỹ về hành vi trộm cắp công nghệ — chắc hẳn ở đây sẽ khó khăn phức tạp nhất để đạt thỏa hiệp.  Hiện giờ không có gì chắc chắn về chuyện lối tiếp cận của các công ty Mỹ vào thị trường Trung Quốc. Như đang thấy, Bắc Kinh sẽ giải quyết câu hỏi này theo cách dần dần, và chỉ để đáp lại bước đi tương ứng của phía Mỹ gắn với hàng loạt các vấn đề — từ việc dỡ bỏ hạn chế với hoạt động của các nhà đầu tư Trung Quốc ở Mỹ cho đến vấn đề thuần túy chính trị, ví dụ như chính sách của Washington với Đài Loan", — chuyên gia lưu ý.

Donald Trump và Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Bữa tối Donald Trump- Tập Cận Bình: Quá nhiều màu xám

Theo quan điểm của chuyên gia Mei Xinyu từ Viện Hợp tác Thương mại-Kinh tế quốc tế thuộc Bộ Thương mại  CHND Trung Hoa, hiện thời chuyện đang nói về hiệu lực của thỏa thuận "ngừng bắn" tạm thời, cố gắng chặn đứng sự xuất hiện "cuộc chiến tranh lạnh mới" giữa hai nước.

Kết quả quan trọng nhất sau cuộc đàm phán của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump là ngăn chặn (chí ít là tạm thời) xu hướng nguy hiểm đẩy Trung Quốc và Hoa Kỳ trượt  vào "chiến tranh lạnh mới". Cụ thể, các nguyên thủ quốc gia đã đạt được loạt kết quả trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Thứ nhất, cả hai bên hiện đang trong tình trạng "hưu chiến". Trong thời hạn ba tháng sẽ diễn ra các cuộc thương lượng. Phía Trung Quốc coi mục tiêu của họ là hủy bỏ những  mức thuế đã thiết lập. Những bước đi tiếp theo có thể đánh giá bằng kết quả đàm phán. Thứ hai, xét theo thông tin do các bên đưa ra, vấn đề mất cân đối  trong thương mại Mỹ-Trung sẽ được giải quyết bằng con đường gia tăng nhập khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, chứ không phải là trên cơ sở kết quả kiềm chế xuất khẩu của Trung Quốc, như phía Hoa Kỳ đề ra trước đây.

Trong triển vọng dài hạn, trong  thời gian tương đối dài, quan hệ Trung-Mỹ sẽ phát triển không bằng phẳng, tình trạng luân phiên xen kẽ thay đổi các nấc đấu tranh, tạm hòa hoãn và thương lượng  sẽ trở thành chuẩn mực. Quan điểm của tôi không thay đổi — đối đầu thương mại Trung-Mỹ sẽ là cuộc chiến lâu dài. Trong chừng mực nhiều đòi hỏi và phàn nàn của Hoa Kỳ đang vi phạm luật khách quan kinh tế  nên xích mích với phía Trung Quốc chắc chắn sẽ nảy sinh không tránh khỏi. Nếu Hoa Kỳ muốn bác bỏ luật khách quan, thì đó là việc riêng của người Mỹ, nhưng phía Trung Quốc không mấy hứng thú trong việc cùng Hoa Kỳ tranh chấp về những đạo luật này. Dù vậy, thỏa thuận "ngưng chiến" tạm thời giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn là điều tích cực đối với nền kinh tế của hai nước, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Dấu hiệu hụt hơi của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Trump

Thị trường chứng khoán Mỹ đã ở mức cao lịch sử từ trước chiến tranh thương mại. Còn thị trường chứng khoán Trung Quốc ở mức thấp trong hai năm. Cuộc chiến  thương mại ảnh hưởng với cả hai phía, nhưng tác động đến thị trường chứng khoán Trung Quốc ít hơn so với tác động trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Từ  tổng khối lượng đầu tư vào thị trường kỳ hạn Mỹ, 80% là đầu tư thụ động. Sự sụt giảm trong thị trường chứng khoán đến ranh giới nhất định có thể kích động dẫn tới vứt bỏ đại trà các hợp đồng tương lai (futures contract), kéo theo  gây ra đổ vỡ trên thị trường và có thể là điềm báo trước khủng hoảng tài chính".

Tính đến mong muốn của Trump nhận được từ Bắc Kinh những nhượng bộ nghiêm túc, thì ranh giới thỏa hiệp của phía Trung Quốc sẽ đến đâu? Thương lượng với Hoa Kỳ trong những lĩnh vực nào sẽ là phức tạp nhất? Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Mei Xinyu không thấy gì  lạc quan đặc biệt về triển vọng nhanh chóng hóa giải bất đồng..

"Hiện thời rất khó để giả định rằng trong quá trình thương lượng sẽ phát sinh khó khăn lớn nhất ở những lĩnh vực nào. Bây giờ chỉ có thể nói rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ vẫn phức tạp, nối tiếp đan xen đối đầu và đàm phán, nhưng tôi không tin sẽ sớm đạt đồng thuận. Độ tin cậy của chính quyền Hoa Kỳ rất thấp, không nên quên là có vô số ví dụ về việc người Mỹ đơn phương xé bỏ thỏa thuận", — chuyên gia Trung Quốc nhận định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала