Chính phủ Mỹ sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đạt được mục đích gì?

© Sputnik / Natalia Seliverstova / Chuyển đến kho ảnhNhà Trắng
Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Sáng kiến tái bảo đảm châu Á (Aria). Theo văn kiện này, trong vòng 5 năm, ngân sách Hoa Kỳ sẽ phân bổ 1,5 tỷ USD mỗi năm để thực hiện chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Việc phân bổ số tiền lớn như vậy trong mấy năm tới cho thấy rằng, Washington coi trọng chính sách của mình ở châu Á, — nhà bình luận phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Vì sao ở Buenos Aires, Tập Cận Bình và Trump đã không thảo luận về tình hình Biển Đông?
Khái niệm về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở đã được chính quyền của Tổng thống Trump công bố một năm trước. Về mặt chính thức, mục tiêu của chiến lược là bảo đảm chủ quyền, sức mạnh và thịnh vượng cho các dân tộc sống dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhưng, mọi người khá nhanh chóng nhận thức được rằng, Nhà Trắng còn có một mục tiêu khác — duy trì sự thống trị của mình ở châu Á và chống lại sự "trỗi dậy mạnh mẽ" của Trung Quốc, chủ yếu dựa vào liên minh với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

Về mặt chính thức, Hoa Kỳ tuyên bố rằng, họ sẽ sử dụng các khoản tiền được cấp theo luật Aria để phát triển ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng, để đấu tranh chống tham nhũng và tăng cường an ninh mạng của các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, tạp chí Defensenews của Mỹ chắc chắn rằng, số tiền này sẽ được dùng để tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, cũng như để cung cấp gói viện trợ quân sự cho các nước đồng minh của Mỹ (ví dụ: Đài Loan).

Cuộc gặp của những người đứng đầu cơ quan ngoại giao và quốc phòng của Hoa Kỳ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Có thay đổi gì chăng ở Biển Đông sau đối thoại Mỹ-Trung tại Washington?
Các nước ASEAN không thể hiện sự phấn khởi với kế hoạch quân sự của Nhà Trắng. Ví dụ, Singapore chỉ trích kế hoạch này và bày tỏ sự lo ngại: có lẽ Hoa Kỳ đang tạo ra một khối liên minh đối địch mới? Ở những nước châu Á khác cũng có thể thấy những biểu hiện của ý muốn không có liên hệ quá chặt chẽ với chiến lược này của Mỹ. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 năm nay, những người tham gia đạt thỏa thuận không chấp nhận một cách mù quáng các đề xuất của Mỹ, mà tiếp tục thảo luận về khái niệm khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương. Khi đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đề nghị Trung Quốc tham gia thành lập một khu vực mới.

Có cả những gợi ý để gọi khu vực rộng lớn mới này theo cách khác. Chẳng hạn, các nhà ngoại giao Việt Nam nói về Khu vực Ấn Độ Dương-Châu Á-Thái Bình Dương.

Tất nhiên, đồng tiền vẫn là sức mạnh. Nhưng, tôi hy vọng rằng, tiền bạc sẽ không làm lu mờ các chính trị gia ở Đông Nam Á có trí tuệ sáng suốt. Không được để trong khu vực châu Á gia tăng cuộc chạy đua vũ trang và xảy ra những cuộc xung đột vũ trang mới do những tham vọng của Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала