Điểm chí mạng của Quân đội Trung Quốc dù có hàng loạt siêu vũ khí

© AP Photo / Elizabeth Dalzielcuộc tập trận ở Trung Quốc
cuộc tập trận ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Điểm yếu này có quyết định kết quả của cuộc chiến tranh công nghệ cao giữa Trung Quốc và Mỹ hay không? Thời đại dẫn nguồn NI cho biết.

Quân đội Trung Quốc hầu như không có kinh nghiệm chiến đấu — nhà phân tích Timothy Heath chỉ ra trong bài viết cho tổ chức tư vấn RAND. Tuy nhiên, cũng theo ông Heath, điều đó có thể không phải là vấn đề quá lớn.

Đại Tây Dương. Máy bay tiêm kích-ném bom F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ bay phía trên hàng không mẫu hạm “Gerald Ford”. - Sputnik Việt Nam
Mỹ - Trung: Cuộc chiến không khoan nhượng dưới đáy Biển Đông

"Hiện nay, quân đội Trung Quốc có trong tay kho vũ khí công nghệ cao ngày càng ấn tượng, song, năng lực của họ trong việc vận hành các loại vũ khí và thiết bị này vẫn chưa rõ ràng. Có nhiều lý do để hoài nghi điều đó" — ông Heath cho hay.

Lần gần đây nhất quân đội Trung Quốc tham chiến là vào năm 1979, cách đây đã gần 40 năm.

"Những hệ quả khôn lường thể hiện rõ ràng ở việc PLA quay trở lại với các chiến thuật tai tiếng như tấn công biển người, lính bộ binh không thể định hướng hoặc đọc bản đồ, pháo binh không thể bắn chính xác do không quen thuộc với các bước đo khoảng cách và tính toán cự ly khai hỏa.

"…Một số ít ỏi các cựu binh trong quân đội Trung Quốc sẽ nghỉ hưu hết trong vài năm tới, như thế, PLA sẽ sớm rơi vào tình trạng không có binh sĩ nào có kinh nghiệm tác chiến trực tiếp" — Ông Health viết.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Bắc Kinh không thể "chiến thắng" một cuộc chiến tranh quy mô lớn, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về một "chiến thắng thực sự" trong những cuộc xung đột như vậy, bởi bên thắng lợi vẫn phải chịu những tổn thất tiềm tàng về nhân mạng, tình trạng hỗn loạn về kinh tế, chính trị, cũng như sinh thái học sau chiến tranh.

"Chiến thắng" trong trường hợp này chỉ có nghĩa: Một bên đạt được các mục tiêu chiến lược tức thời của họ và ngăn chặn đối phương làm được điều tương tự.

Tổng thống Vladimir Putin và chủ tịch Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Truyền thông Mỹ cảnh báo việc hình thành Liên minh Đông Đại Tây dương mới
Ông Heath đã dựa trên cơ sở lịch sử để lý giải vai trò của kinh nghiệm tác chiến đối với kết quả chiến tranh.

Thời kỳ đầu thế chiến II, quân đội Mỹ thiếu kinh nghiệm chiến đấu nhưng sở hữu nhiều nguồn lực, có ý chí chiến đấu, nền tảng giáo dục, đào tạo tốt… nên có thể nhanh chóng hồi phục từ các thất bại trên chiến trường.

Trong khi đó, quân đội Iraq năm 1991 là một đội quân giàu kinh nghiệm, đã chiến đấu chống lại Iran trong 8 năm, từ 1980. Tuy nhiên, họ không có đủ khí tài, cũng như thiếu học thuyết và thể chế vững vàng.

Do đó, liên quân do Mỹ dẫn đầu, dù ít kinh nghiệm hơn, nhưng lại đánh bại được Iraq, một phần là nhờ họ có vũ khí tốt, binh lính được đào tạo chuyên nghiệp và có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao.

Ngày nay, quân đội Mỹ đã có kinh nghiệm tác chiến nhiều hơn so với bất cứ lực lượng vũ trang nào khác trên thế giới, đó là nhờ họ đã tiến hành nhiều chiến dịch dài hạn tại Iraq, Afghanistan…

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốс - Sputnik Việt Nam
Chấn động: Báo Trung Quốc ngang nhiên "bày mưu" độc chiếm Biển Đông
Thế nhưng, vẫn còn những tranh cãi về việc liệu kinh nghiệm của Mỹ trong những cuộc xung đột cường độ thấp này có đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh công nghệ cao với Trung Quốc hay không.

"Ở cấp độ chiến lược, cuộc chiến giữa các lực lượng Trung-Mỹ sẽ là một cuộc chiến cường độ cao mà chưa bên nào có kinh nghiệm cả", ông Heath viết, "Chưa thể dự đoán kết quả của cuộc giao tranh đầu tiên sẽ nghiêng về bên nào. Song với kế hoạch tỉ mỉ và sự chuẩn bị kỹ càng, cũng như gặp điều kiện thuận lợi, thì Trung Quốc có thể sẽ chiếm ưu thế trước Mỹ trong trận chiến đầu tiên".

"Tuy nhiên, cuộc chiến tranh sẽ không dừng lại tại đó", ông Heath viết tiếp, "các lực lượng Mỹ sẽ sử dụng những ưu thế đáng gờm của mình để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả chiến đấu trong những đợt giao tranh sau đó".

"Trung Quốc có thể đã tiến hành đủ mọi nỗ lực để lấp đầy khoảng cách về chất lượng chỉ huy, huấn luyện, phối hợp, và một số nhân tố khác có thể đóng vai trò quan trọng nếu cuộc xung đột nổ ra. Song ngay cả khi ấy, kết quả cuối cùng của cuộc chiến trường kỳ giữa hai cường quốc có vẻ sẽ được quyết định bởi những yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của các vị tướng và đô đốc, chẳng hạn như tinh thần dân tộc, sức mạnh kinh tế và yếu tố chính trị".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала