“Kim bắn Trump”: tự do ngôn luận hay sai lầm ngoại giao?

© AP Photo / Susan WalshKim Jong-un và Donald Trump
Kim Jong-un và Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kim Jong-un tay cầm khẩu súng ngắn nhìn xuống Donald Trump đang nằm trên sàn. Cuộc đối thoại về giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã kết thúc sau cuộc giao tranh bất ngờ, và Kim Jong-un đã giành phần thắng.

Nhưng đừng quá lo lắng vì "chương trình đó vẫn phải tiếp tục". Cảnh tượng trên không phải là một quan điểm chính trị hay cốt truyện của một bộ phim hành động Hollywood, mà là một tác phẩm của nghệ  sĩ Hàn Quốc được trưng bày tại cuộc triển lãm nghệ thuật. Tuy nhiên, hình ảnh sống động đó khá nhanh chóng trở nên phổ biến và đã gây ra tranh cãi vì một số người cho rằng, những tác phẩm như vậy có thể tác động đến quá trình đàm phán thực tế.

Có lẽ cuộc triển lãm của nhà điêu khắc Lim Youngsun đã được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 20 tháng 12 tại Trung tâm nghệ thuật Seoul không thu hút được nhiều sự chú ý nếu tại đó không có cảnh tượng hình nộm của Kim Jong-un tay cầm khẩu súng ngắn nhìn vào Donald Trump bị đánh đập. Trên thảm đỏ còn có một vali tiền với dòng chữ "concealed products" (sản phẩm bị che giấu) gợi ý cho chúng ta: mặc dù nhân loại đã gửi gắm nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên Mỹ-Triều Tiên, đây chỉ là một show diễn chính trị với cuộc đấu tranh vì lợi ích kinh tế — và đây là kết quả của nó.

Tác phẩm này đã gây ra những ý kiến trái chiều.

"Tác giả chắc chắn phát điên nếu anh ấy tạo ra cảnh tượng như vậy. Đáng buồn thay, anh ta không biết rằng Trump thực sự giúp đỡ Hàn Quốc", một người dùng Internet viết. "Tác giả tư duy thô sơ. Điều buồn cười là những thứ như vậy có thể được trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật. Điều này không sáng tạo và có vẻ như "nhà quê" cố gắng theo kịp thời trang", — một người dùng khác ghi chú.

Theo ý kiến của ông Gim Jungi, cựu giám đốc của Bảo tàng Nghệ thuật Jeju, đây là cách tiếp cận quá đơn giản trong vấn đề này.

 Một số khách tham quan lo ngại rằng, tác phẩm này có thể phá hủy bầu không khí đối thoại và đàm phán giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ. Nhưng, đây chỉ là một phản ứng với thực tế rằng, thông qua tự do ngôn luận, tác phẩm nghệ thuật mang lại cho xã hội một sức mạnh mới của trí tưởng tượng, — nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng của Hàn Quốc nói với Sputnik.

Ông Gim Jungi nêu một thí dụ. Ba năm trước, dưới áp lực của giới truyền thông bảo thủ, Bảo tàng nghệ thuật Seoul buộc phải bỏ dỡ bức tranh "Kim Gi Jong" mô tả một cách châm biếm cảnh một người theo chủ nghĩa dân tộc tấn công vào đại sứ Mỹ tại Seoul Mark Lippert. Lý do là bức tranh này có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ với Hoa Kỳ.

"Sự cố này cho thấy rằng, người ta thiếu hiểu biết về tự do ngôn luận. Một xã hội không thể bảo vệ được tự do ngôn luận ​​không khác gì những người mù chữ, những người tự trói buộc mình,  - ông  Kim nhận xét.

Điều khá tự nhiên là trong số những khách tham quan có người khen ngợi và có người phê phán tác phẩm của Lim Youngsun.

Những người có quan điểm chính trị trùng khớp với ý kiến ​​của nghệ sĩ có thể gặp phải tình trạng "thải trừ" (catharsis), còn những người khác cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, chỉ trích quan điểm của ai đó được trình bày dưới hình thức bắn chết nhà chính trị chỉ vì điều đó xúc phạm các nhà lãnh đạo, là một ý nghĩ nguy hiểm vi phạm giá trị tối cao của một nước dân chủ — tự do ý kiến.

Các nghệ sĩ đã có thể rời khỏi hàng ngũ thợ sơn, thợ cắt đá, thợ mộc và các nghề khác của thời kỳ tiền hiện đại và đã chuyển sang lĩnh vực thể hiện cá nhân vào đầu thời đại mới. Các nghệ sĩ đã có thể phát triển thành những người có quyền chỉ trích xã hội và chế giễu các đại diện của giới thượng lưu chính trị và kinh tế, đây là nghệ thuật theo nghĩa hiện đại của nó. Kết quả là, các giá trị chính của nghệ thuật hiện đại là sự chỉ trích và chế giễu, — nhà phê bình Hàn Quốc lưu ý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала