'Nội thành 3 ngày không chịu được rác, vậy mà chúng tôi đã phải chịu đựng hơn 20 năm nay'

© Ảnh : Hoàng Cư - Anh Dũng/ZingNgười dân mang ruồi ra chặn xe chở rác ở Nam Sơn
Người dân mang ruồi ra chặn xe chở rác ở Nam Sơn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi ở nội thành Hà Nội, người dân đang căng mình với rác thải thì cách đó vài chục cây số, nhiều người dân ở huyện Sóc Sơn cũng khổ sở không kém, thậm chí cái khổ ấy đã kéo dài suốt 20 năm qua, VTCNews phản ánh.

Ngày 14/1, thấy bóng dáng của một xe rác từ phía xa, cả chục người dân ở xã Hồng Kỳ (Sóc Sơn, Hà Nội) ùa ra đứng giữa đường chặn lại. Họ nhất quyết không cho xe rác đi vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn).

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Hà Nội ra 'tối hậu thư' vụ khủng hoảng rác: Chính quyền vận động đến 3h sáng

Lái xe rác sau đó phải quay đầu trở lại để tránh phải đối mặt với những người dân đang trong tâm trạng bức xúc. Ở gần lối vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, nhiều xe chở rác phải nằm lại mà bên trong vẫn còn rất nhiều chất thải sinh hoạt do chưa thể vào đổ.

Từ hôm 9/1, nhiều người dân tại xã Hồng Kỳ đã thay nhau ngăn chặn các xe chở rác từ nội thành vào đổ tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Họ ở trong lán trại dựng tạm bất kể ngày đêm để chặn không cho bất cứ xe chở rác nào đi qua.

Đã nhiều năm trở lại đây, người dân ở Hồng Kỳ phải chịu sự ô nhiễm từ Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn mang lại. Không chỉ gặp nhiều bệnh tật, mà nguồn nước và đất đai ở đây cũng bị ảnh hưởng.

© Ảnh : VTCNewsNgười dân xã Hồng Kỳ thay phiên nhau ra đứng đường chặn xe chở rác.
Người dân xã Hồng Kỳ thay phiên nhau ra đứng đường chặn xe chở rác. - Sputnik Việt Nam
Người dân xã Hồng Kỳ thay phiên nhau ra đứng đường chặn xe chở rác.

Nhiều thửa ruộng ở gần bãi rác hiện phải bỏ không vì không thể sản xuất do bị ô nhiễm.

"Hoa màu trồng xuống chẳng thể mọc lên. Cây cối trồng xuống đều hỏng hết, bây giờ tất cả đều bỏ không", bà Ngô Thị Bình (xóm Hòa Bình, xã Hồng Kỳ) chia sẻ khi đang ngồi chặn xe rác.

Theo người dân, vào những ngày mùa Hè, ngoài mùi hôi thối từ bãi rác, nhiều gia đình còn phải đối mặt với ruồi nhặng.

"Đợt tháng 4, tháng 5 nhà tôi bình quân một ngày phải 50 vỉ ruồi. Đấy còn là hà tiện chứ cho thoải mái thì phải 60 cái", bà Bình nói thêm.

Bãi rác ở Việt Nam, Đà Lạt - Sputnik Việt Nam
Sự cố rác tràn lòng đường Thủ đô: Hà Nội chỉ cầm cự được 3-4 ngày?
Trước sự ô nhiễm, nhiều gia đình vì lo lắng đã phải chuyển đi nơi khác. Nhưng vẫn còn đó không ít gia đình cố bám trụ vì những lời hứa từ chính quyền.

Trước đó, vào tháng 5/2016, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung có buổi đối thoại với nhân dân các xã trong khu vực gần bãi rác Nam Sơn. Tại đây, Chủ tịch UBND Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng và cuộc sống của người dân tại khu vực bãi rác Nam Sơn, nhưng đã nhiều năm trôi qua mà điều này vẫn chưa thể thành hiện thực.

"Chính quyền hứa từ năm 2016 đến hết năm 2018 sẽ giải quyết xong việc đền bù đất, di dời người dân khỏi vùng ô nhiễm nhưng sắp hết tháng 1 năm 2019 rồi mà vẫn chưa có tiến triển gì", bà Đào Thị Thường (xóm Phú Lâu, xã Hồng Kỳ) nói.

Cách điểm người dân Hồng Kỳ dựng trại chặn xe khoảng 3 cây số, người dân xã Nam Sơn cũng dựng bạt trên một con đường nhỏ ngay trước một cổng ra vào khác của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn.

Ở giữa cánh đồng, trong cái lạnh của mùa Đông, người dân Nam Sơn cũng đang mong đợi một động thái tích cực từ chính quyền và những bên liên quan vì cuộc sống của họ đã quá khổ vì rác.

© Ảnh : Báo Giao ThôngNgười dân thay nhau "gác chốt" chặn xe vào bãi rác Nam Sơn
Người dân thay nhau gác chốt chặn xe vào bãi rác Nam Sơn - Sputnik Việt Nam
Người dân thay nhau "gác chốt" chặn xe vào bãi rác Nam Sơn

"Từ khi có bãi rác này, cuộc sống của chúng tôi hoàn toàn đảo lộn từ không khí cho tới nguồn nước sinh hoạt. 20 năm nay chúng tôi đã phải sống chung với rác, hôi thối và rất nhiều ruồi muỗi", bà Nguyễn Thị Huệ (thôn Xuân Thịnh, xã Nam Sơn) chia sẻ.

Phóng viên Thanh Ba cùng đồng nghiệp (bên phải) trình bày sự việc tại cơ quan công an - Sputnik Việt Nam
Vụ phóng viên bị dọa chôn xác tại bãi rác ở Đà Nẵng: "Do anh em bảo vệ trình độ kém"
Trong số những người tham gia chặn xe rác có anh Nguyễn Quang Huynh. Trong tâm trạng bức xúc, người đàn ông 40 tuổi cho biết, nhiều năm qua gia đình 3 thế hệ của anh đã phải sống chung với những thứ ô nhiễm mà bãi rác Nam Sơn mang tới.

Anh Huynh và nhiều người dân khác sống gần đó vì cực chẳng đã nên mới phải ra chặn những xe chở rác đi vào vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.

"Chúng tôi sinh sống ở đây đã lâu, phải chịu mọi hệ lụy mà bãi rác này thải ra, từ ung thư cho tới viêm phổi, rồi ô nhiễm đủ thứ. Nội thành mới chỉ có 3 ngày đã không chịu nổi mùi rác, vậy mà người dân chúng tôi đã phải chịu đựng cái mùi đó đã hơn 20 năm nay, rồi đủ các thứ bệnh từ bãi rác Nam Sơn này mà ra", anh Huynh nói.

Cách đây gần hai năm, người dân sống quanh khu xử lý rác Nam Sơn cũng đã từng lập chốt chặn xe chở rác, yêu cầu chính quyền xử lý rốt ráo tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng không được cải thiện, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nhiều nên nay họ lại chặn xe rác một lần nữa.

Liên quan đến sự việc, ông Lê Hữu Mạnh — Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Sóc Sơn cho biết, khoảng 16h30 ngày 14/1, những người dân phong tỏa lối ra vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn bắt đầu tháo dỡ lều bạt, chướng ngại vật và rời đi. Xe chở rác đã ra vào khu vực này bình thường.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cũng cho biết, chính quyền địa phương đã thông báo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân quanh khu vực này.

© Ảnh : VTCNewsKhu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn nhìn từ vệ tinh
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn nhìn từ vệ tinh - Sputnik Việt Nam
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn nhìn từ vệ tinh

"Trước đây, thành phố có chủ trương cho di dời trong phạm vi ranh giới vùng ảnh hưởng từ 0 — 500m nhưng mình làm chậm nên thành phố có quyết định sẽ đẩy nhanh tiến độ lên, dự kiến sang quý II có thể trả được tiền cho dân", ông Mạnh cho biết.

Bãi container hàng hóa tại cảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam
Đừng để Việt Nam thành bãi rác của thế giới!
Hiện UBND huyện tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để nhanh chóng xử lý vụ việc. Công ty môi trường cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thu gom và xử lý rác, giải quyết rác ứ đọng ở nội thành trong những ngày qua.

Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn nằm trên địa bàn 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ của huyện Sóc Sơn, có diện tích khoảng 83 ha, được đưa vào hoạt động từ năm 1999. 

Bãi rác Nam Sơn là nơi tiếp nhận, xử lý rác chính của các quận, huyện ở Hà Nội với công suất trên 4.000 tấn/ngày, cao điểm 6.000 tấn/ngày. 

Những ngày qua, do các xe rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn bị người dân chặn lại, nên trong nội thành nhiều tuyến phố ngập ngụa trong rác.  

Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội đã buộc phải điều chuyển tạm thời rác đến các bãi tập kết tại nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm), Trạm trung chuyển rác thải Lâm Du (quận Long Biên).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала