Loại bỏ công chức làm việc kém hiệu quả: Chấm dứt chạy chọt, tiêu cực trong thi tuyển

© Ảnh : tienphong.vnPhó Thủ tướng Trương Hòa Bình báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh mục tiêu này tại hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của ngành Nội vụ năm 2019 ngày 15-1, báo Tuổi Trẻ cho hay.

Phó thủ tướng nhấn mạnh năm 2019 yêu cầu công tác tổ chức bộ máy nhà nước công vụ, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đặt ra hết sức nặng nề.

Chánh văn phòng Bộ Nội Vụ Nguyễn Tiến Thành công bố thông tin 9 địa phương xảy ra tình trạng “cả họ làm quan”. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Bê bối “cả họ làm quan” và “giam quyền lực” vào cái gọi là “gia đình trị”

Cần sửa đổi ngay các bất hợp lý, tăng công khai, chấm dứt tình trạng chạy chọt, tiêu cực trong tuyển dụng công chức

Vì vậy, ngành Nội vụ phải khắc phục ngay việc chậm thể chế hóa các quy định về quản lý cán bộ công chức, viên chức, nhất là công tác quy hoạch bổ nhiệm, đánh giá, kỷ luật.

Loại bỏ công chức làm việc kém hiệu quả

Theo đó, sớm rà soát vướng mắc trong công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức. Đặc biệt lưu ý việc sắp xếp việc làm, bảo đảm khoa học, chính xác, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị quyết trung ương 7.

Phó thủ tướng yêu cầu ngành cần kiên quyết thực hiện tinh giản biên chế các cơ quan theo tỷ lệ, lộ trình đã đề ra.

Thực hiện tinh giản biên chế đồng bộ với các giải pháp khác để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, chấn chỉnh ngay từ khâu tuyển dụng đến đánh giá cán bộ công chức, viên chức.

Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế với những người làm việc kém hiệu quả, đề xuất các giải pháp xử lý việc thiếu biên chế giáo viên, nhân viên y tế, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Đại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Công chức Việt Nam không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên
Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, phòng ngừa vi phạm trong công tác cán bộ. Kiểm tra các địa phương có biểu hiện không chấp hành nghiệm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Không để nợ đọng văn bản

Lưu ý Bộ Nội vụ về yêu cầu với công tác tổ chức bộ máy nhà nước công vụ, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong năm 2019 hết sức nặng nề.

Phó thủ tướng đề nghị cán bộ công chức, viên chức toàn ngành đoàn kết, nỗ lực sáng tạo, triển khai toàn diện các nhiệm vụ.

Về mặt thể chế hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh, và các đề án trong chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng giao.

Đặc biệt chú ý các dự án Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật thi đua khen thưởng. Đồng thời trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội.

"Cần bảo đảm chất lượng, tiến độ, chấm dứt thực trạng nợ đọng văn vản, xin chuyển và rút khỏi chương trình công tác" — Phó thủ tướng yêu cầu.

Khi xây dựng các đề án cần tổng kết, đánh giá thực tiễn, bảo đảm khả thi, phù hợp, các giải pháp mang tính đột phá, bám sát định hướng, đổi mới trong các nghị quyết gần đây của trung ương như chế độ hợp đồng có thời hạn với viên chức, thu hút người tài vào hoạt động công vụ.

Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng - Sputnik Việt Nam
40 cán bộ, lãnh đạo ở An Giang phải thi lại vào công chức
Về công tác cải cách hành chính, theo Phó thủ tướng, cần tiếp tục đôn đốc thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, phát huy vai trò là cơ quan thường trực. Phối hợp các bộ, ngành tham mưu Chính phủ xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực hiệu quả.

Đối với việc đẩy mạnh chủ trương sáp nhập các cơ quan trong bộ máy hành chính cấp tỉnh, đã có 15 tỉnh đã sáp nhập 185 phòng, ban cấp huyện.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng cho rằng việc triển khai thời gian qua chưa thống nhất, Bộ Nội vụ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể không để địa phương này làm kiểu này, địa phương kia làm kiểu khác, phải đảm bảo tính đồng bộ, để thống nhất quản lý từ trên xuống.

Chẳng hạn, có địa phương sáp nhập Sở Tài nguyên — môi trường với Sở Khoa học — công nghệ, trong khi địa phương khác lại sáp nhập Sở Giáo dục và đào tạo với Sở Khoa học — công nghệ.

Đây là vấn đề Bộ Nội vụ cần sớm nghiên cứu để đưa ra đề xuất cho mạch lạc, đảm bảo khoa học, đồng bộ, tập trung trong quản lý, lãnh đạo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала