Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tướng Nhật: Trung Quốc sẽ sáp nhập Đài Loan năm 2025, nắm Biển Đông năm 2040

© Ảnh : infonet.vnÔng Orita Kunio, Giáo sư kiêm cựu tướng không quân Nhật Bản.
Ông Orita Kunio, Giáo sư kiêm cựu tướng không quân Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Orita Kunio, Giáo sư kiêm cựu tướng không quân Nhật Bản nhận định Trung Quốc có thể sáp nhập Đài Loan vào năm 2025 và giành toàn quyền kiểm soát Biển Đông trước năm 2040, Infonet cho biết.

Theo Taiwan News, đây là nhận định được ông Kunio đưa ra trong một cuộc hội thảo vào cuối tháng 12/2018 về tương lai của Biển Đông trong thời kỳ lãnh đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các học giả tham gia sự kiện này cũng cho rằng, xung đột giữa Mỹ — Trung trong khu vực sẽ là điểm nhấn chính trị mang tính toàn cầu trong năm 2019.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Không để Biển Đông trở thành nguyên cớ “bất hòa” giữa Trung Quốc và Việt Nam
Tại sự kiện, ông Kunio cảnh báo liên quân Mỹ — Nhật cần nghiêm túc đánh giá những mối đe dọa từ Trung Quốc. Bởi theo ông Kunio, chiến lược quốc gia của Trung Quốc vẫn không ngừng được mở rộng với mục tiêu bành trướng toàn khu vực mà bắt đầu từ kế hoạch sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ đại lục trong khoảng thời gian từ năm 2020 — 2025 sau đó là cả đảo Okinawa của Nhật Bản. 

Cũng theo ông Kunio, kế hoạch bành trướng của Trung Quốc vẫn chưa dừng lại bởi trong giai đoạn từ năm 2025 — 2040, Bắc Kinh có ý định giành toàn quyền kiểm soát tuyến đường biển chiến lược — Biển Đông. 

Và nếu Bắc Kinh thành công "đánh đuổi" Mỹ ra khỏi khu vực, các tuyến đường biển qua khu vực Đông Á sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Đây chính là cơ hội để Bắc Kinh chặt đứt toàn bộ tuyến đường biển cung cấp lương thực và năng lượng thiết yếu cho Nhật Bản. 

Trong đó, cựu tướng không quân Nhật cho rằng bước đầu tiên để trục xuất quân đội Mỹ ra khỏi khu vực là việc Trung Quốc xâm chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines và thành lập một căn cứ hải quân ở đây. 

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông
Một khi Đài Loan bị sáp nhập vào đại lục, Philippines cũng sẽ chịu thêm sức ép cùng những lời đe dọa để rồi nhanh chóng "đầu hàng" Trung Quốc, theo ông Kunio. Và khi căn cứ hải quân ở bãi cạn Scarborough đi vào hoạt động, tàu chiến của hải quân các nước sẽ chỉ có thể tiến vào Biển Đông thông qua các tuyến đường biển phía nam. 

Đây chính là lý do ông Kunio cho rằng một khi Trung Quốc giành được bãi cạn Scarborough, sức mạnh quân sự của Mỹ — Nhật trong khu vực coi như "đã hết". 

Nói rộng hơn, một khi Trung Quốc giành toàn quyền kiểm soát Đài Loan và các tuyến đường biển ở khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương, Bắc Kinh có thể nhanh chóng triển khai lực lượng và thậm chí là tấn công hạt nhân dọc vùng biển Thái Bình Dương. Đây sẽ là mối đe dọa lớn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii và cả khu vực bờ tây nước Mỹ. 

Một ngư dân đang sửa thuyền của mình, trông ra xa là  chiếc thuyền đánh cá đang hoạt động ở bãi biển tranh chấp ở Biển Đông, tại Masinloc, Zambales, Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines cáo buộc quân đội Trung Quốc ngụy trang thành ngư dân ở Biển Đông
Ngoài ra, khi Trung Quốc nắm thế bá chủ Biển Đông trước năm 2040, ông Kunio cho rằng mục tiêu bánh trướng chủ quyền tiếp theo của Bắc Kinh chính là đảo Okinawa và các chuỗi đảo kế bên. 

Cũng theo Giáo sư Kunio, Trung Quốc đang có kế hoạch giành toàn quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và Bắc Kinh có thể tấn công đánh chiếm đảo Okinawa vào năm 20145. 

Tuy nhiên, ông Kunio cũng khẳng định hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của hải quân Mỹ cùng "Chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương" của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang là những yếu tố quan trọng để đối trọng với sáng kiến "Vành đai, Con đường" do nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала