Xử nghiêm nạn 'ô dù'

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu chào mừng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu chào mừng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp thời gian qua đã góp phần bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có hiệu quả, củng cố niềm tin của nhân dân, theo daidoanket.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu UBKT các cấp tới đây cần tập trung kiểm tra công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền, kiên quyết xử lý nghiêm những người bao che cho sai phạm, tiêu cực.

Theo báo cáo của UBKT Trung ương, trong năm 2018, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng đã có bước chuyển biến tích cực, được tiến hành chủ động hơn, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào đối tượng, lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực, những vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm. Thông qua việc kiểm tra cũng làm rõ nhiều vi phạm, kịp thời xử lý nghiêm minh, chính xác, "có lý, có tình", góp phần kiềm chế tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Toàn văn phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Cụ thể, cấp ủy và UBKT các cấp đã tiến hành kiểm tra trên 14 vạn tổ chức Đảng và hơn 30 vạn đảng viên, giám sát trên 6 vạn tổ chức Đảng và hơn 17 vạn đảng viên, thi hành kỷ luật trên 4.000 tổ chức Đảng và hơn 17.000 đảng viên. Đánh giá cao những kết quả mà UBKT các cấp đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan kiểm tra Đảng thời gian tới cần phát huy những thành tích đã đạt được, làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, góp phần đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, phát triển kinh tế — xã hội đất nước.

Người đứng đầu Quốc hội tái khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước trong xử lý tham nhũng, tiêu cực là không có "vùng cấm", không có ngoại lệ, bất kể ai, giữ chức vụ gì, nếu qua kiểm tra, giám sát mà phát hiện có sai phạm, vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý nghiêm minh. Điều đó đã được chứng minh trong thời gian qua, khi mà ngay cả những người từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH Trung ương, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ trưởng, thứ trưởng các bộ, ngành cũng bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự khi tay đã nhúng chàm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Nơi nào tự kiểm tra không phát hiện, hoặc phát hiện nhưng xử lý nương nhẹ đối với các hành vi vi phạm thì cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý đúng mức, không "rút kinh nghiệm" chung chung nữa. Điều đó có nghĩa, từ nay những ai vì thân quen, lợi ích nhóm hay vụ lợi cá nhân mà có ý định ô dù, bao che cho sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc, không còn có chuyện "đánh trống, bỏ dùi", kết luận một đằng, xử lý một nẻo.

Nhằm ngăn chặn ngay từ đầu những kẻ cơ hội leo cao, luồn sâu vào trong các cơ quan Đảng, chính quyền, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cấp ủy, UBKT các cấp tới đây cần tập trung kiểm tra toàn diện công tác tổ chức, cán bộ, đặc biệt nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, phát hiện và xử lý kịp thời việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ, hoặc tiếp tay cho nạn chạy chức, chạy quyền. Khi mà không còn việc đề bạt, bổ nhiệm người thân quen, gia đình, thậm chí là xây dựng phe phái lợi ích nhóm thì vấn nạn ô dù sẽ bớt.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Hàn Quốc

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặc biệt lưu ý các cấp ủy, UBKT các cấp cần tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu. Tập trung chỉ đạo kiểm tra những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực, địa bàn dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Khi đã phát hiện dấu hiệu vi phạm phải kịp thời kiểm tra, làm quyết liệt, triệt để, giải quyết dứt điểm, kết luận rõ ràng, minh bạch, xử lý phải công tâm, khách quan, kỷ luật phải nghiêm minh, thuyết phục.

Khi các hành vi bao che cho sai phạm, thậm chí là vi phạm pháp luật, bè phái, lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực… kịp thời bị phát hiện, xử lý nghiêm khắc thì không chỉ mang tính răn đe phòng ngừa sâu sắc, mà còn góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Khi dung túng cho vi phạm của cấp dưới mà  chính cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu sẽ bị xử lý kỷ luật chứ không phải là "rút kinh nghiệm" như vậy tin rằng sẽ chẳng có ai dám mạo hiểm sinh mệnh chính trị mà họ phấn đấu cả đời.

Thời gian qua, việc hàng loạt cán bộ, đảng viên, thậm chí là những cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự khiến dư luận xã hội hết sức hồ hởi, tin tưởng vào quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí của Đảng và Nhà nước. Mặc dù chưa có nhiều người đứng đầu bị xử lý kỷ luật vì bao che, dung túng, xử lý nương nhẹ, thậm chí không xử lý sai phạm của cấp dưới, hoặc cơ cấu, đề bạt, bổ nhiệm người thân quen, gia đình, xây dựng nhóm lợi ích…, nhưng với quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta tin rằng tới đây vấn nạn ô dù sẽ bị dẹp bỏ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала