Bảo vệ bờ biển Việt Nam: "Bal" và "Bereg" có thể bổ sung cho nhau

© Sputnik / Vitaliy Timkiv / Chuyển đến kho ảnhHệ thống A-222 Bereg
Hệ thống A-222 Bereg - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cổng thông tin "Đất Việt" trong chuyên mục "Quốc phòng" xuất hiện một bài báo. Tác giả - chuyên gia Tùng Dương - cố gắng trả lời câu hỏi: Việt Nam có cần đến hệ thống pháo bờ biển 130 mm A-222 «Bereg» không?

Theo tác giả, với sự ra đời của tên lửa chống hạm ven biển (SCRC) "Ball", có các thông số vượt qua người tiền nhiệm — tổ hợp "Rubezh" và "Redut" — hệ thống pháo A-222 đã đánh mất giá trị sử dụng như một phương tiện hỏa lực trong khu vực điểm "mù". Trước hiệu quả của hệ thống Bal, A-222 Bereg đang dần đánh mất vai trò và được Hải quân Nga dần dần loại biên, ngoài việc đưa vào tình trạng niêm cất bảo quản thì họ cũng sẵn sàng bán rẻ lại cho quốc gia nào quan tâm.

© Sputnik / Sergey Pivovarov / Chuyển đến kho ảnhHệ thống A-222 Bereg
Hệ thống A-222 Bereg - Sputnik Việt Nam
Hệ thống A-222 Bereg

Khả năng trên theo đánh giá là tương đối thấp, bởi vì kể cả là hàng đã qua sử dụng thì mỗi hệ thống A-222 Bereg cũng có giá thành lên tới trên 20 triệu USD, như vậy là khá cao.  Ngoài ra tổ hợp này cũng rất cồng kềnh gây ra chi phí vận hành, bảo dưỡng tương đối lớn… Quan trọng nhất, tương lai không xa Hải quân Việt Nam được dự báo sẽ sớm biên chế những tổ hợp Bal-E hay thậm chí là hệ thống nội địa sử dụng tên lửa KCT 15 (được phát triển trên cơ sở tổ hợp 3M24E "Uran-E" của Nga — Sputnik), cho nên việc mua lại hệ thống A-222 Bereg sẽ là thừa thãi và nhanh chóng lạc hậu.

© Sputnik / Vitaliy Timkiv / Chuyển đến kho ảnhHệ thống A-222 Bereg
Hệ thống A-222 Bereg  - Sputnik Việt Nam
Hệ thống A-222 Bereg

Tổ hợp Bal-E - Sputnik Việt Nam
Vũ khí mới giúp tên lửa bờ Việt Nam răn đe và đánh bại mọi cuộc tấn công từ biển
Một mặt, tác giả bài báo tiếng Việt có thể hiểu được. Việt Nam không phải là một quốc gia giàu có và không đủ khả năng để bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang không kiềm chế. Tuy nhiên, tên lửa bờ biển và tổ hợp pháo phòng thủ ven biển được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Trong bình luận với "Sputnik", chuyên gia quân sự Nga Alexey Leonkov cho biết.

«Chúng ta cần tưởng tượng cách thức tổ chức phòng thủ bờ biển, những hệ thống vũ khí nào liên quan đến. Thoạt nhìn tên lửa chống hạm trông rất hấp dẫn. Nhưng mỗi phương tiện phòng thủ  có một số loại mục tiêu nhất định mà nó được sử dụng để đối phó một cách hiệu quả nhất. Tổ hợp pháo binh A-222 «Bereg» được tạo ra chủ yếu để chống lại các tàu tấn công đổ bộ cỡ nhỏ tốc độ cao và các thiết bị khác của đối phương. Dùng tên lửa chống hạm đối với tàu tấn công tốc độ cao chở lính thủy đánh bộ là cả một sự tốn kém. Hãy tưởng tượng một tình huống rất nghiêm trọng: xuất hiện các tàu đổ bộ cỡ lớn của địch th mà đã bị tên lửa bờ "bỏ lọt",  bắt đầu chiến dịch đổ bộ, lực lượng địch chuyển xuống các tàu nhỏ và lao vào bờ, các xe bọc thép lội nước bơi phía sau, hỗ trợ bằng hỏa lực. Một số đã vào được bờ, lính thủy đánh bộ, xe bọc thép tiến vào đất liền. Tên lửa chống hạm ở đây sẽ không giúp được gì. Và các bạn không có bất kỳ loại pháo nào có khả năng tác xạ vào tàu đổ bộ và dọc bờ biển cùng một lúc!  «Bereg» là một tổ hợp như vậy».

© Sputnik / Vitaliy Timkiv / Chuyển đến kho ảnhHệ thống A-222 Bereg
Hệ thống A-222 Bereg - Sputnik Việt Nam
Hệ thống A-222 Bereg

Theo chuyên gia, trong thiết kế của tổ hợp «Bereg», các cơ phận và phụ tùng của pháo tự hành Msta-S được sử dụng rộng rãi, kể cả tháp pháo xoay. Khẩu pháo chính là phiên bản pháo hạm AK-130 được điều chỉnh một chút, có thể sử dụng các loại đạn cỡ 130 mm. Hơn nữa, tổ hợp này còn bao gồm các thiết bị phát hiện và chỉ thị mục tiêu, cho phép kíp chiến đấu theo dõi bốn mục tiêu cùng một lúc, và lần lượt tiêu diệt chúng. Có bốn pháo trong một tổ hợp «Bereg», tổng cơ số đạn 160 viên, tổng tốc độ bắn — 48 viên mỗi phút. Và chi phí cho một phát đạn của Bereg là không thể so sánh được với chi phí của tên lửa. Do đó các tên lửa phải được tác xạ ở khoảng cách xa, nhằm vào các tàu lớn. Còn đạn pháo nhằm vào vào tàu đổ bộ, nhân lực, xe bọc thép đối phương đang cố gắng đánh chiếm bàn đạp trên bờ biển. Cuối cùng, kẻ địch có thể đánh chặn một tên lửa chống hạm, còn việc chặn một loạt đạn pháo đang bay tới gần như là không thực tế. Ngoài ra, A-222 còn có lợi thế khác: tính cơ động cao và khả năng di chuyển tuyệt vời của hệ khung gầm tám bánh.

© Sputnik / Vitaliy Timkiv / Chuyển đến kho ảnhHệ thống A-222 Bereg
Hệ thống A-222 Bereg  - Sputnik Việt Nam
Hệ thống A-222 Bereg
Tổ hợp phóng tên lửa Bal - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phô diễn sức mạnh trên Biển Đông: Đánh bại các đòn tập kích bằng cơn mưa tên lửa?

«Có thể bờ biển của các bạn không được chuẩn bị công sự để đẩy lùi quân địch, — chuyên gia Alexei Leonkov nói tiếp — Trong trường hợp này, tổ hợp A-222 «Bereg» (bốn pháo, tổng cơ số đạn 160 viên, tổng tốc độ bắn — 48 phát / phút) sẽ nhanh chóng vận động tới đó và từ khoảng cách an toàn pháo kích mạnh mẽ đẩy lui chiến dịch đổ bộ: tiêu diệt nhân lực, thiết bị, tàu thuyền nhỏ. Những kẻ còn sống sót sẽ không có nơi nào để rút lui: những con tàu lớn đã được các tên lửa Ball gửi xuống đáy biển (với 8 bệ phóng và 8 tên lửa mỗi chiếc). Vì vậy, sự kết hợp giữa tên lửa và pháo sẽ bảo vệ một cách tin cậy bờ biển, vùng nước ven biển và vùng biển xa. Một hệ thống vũ khí không loại trừ sự hiện diện của một hệ thống khác. Trái lại chúng bổ sung cho nhau. Cuối cùng, tổ hợp «Bereg», được ngụy trang một cách đáng tin cậy (người Việt Nam là bậc thầy trong ngụy trang), có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu độc lập hoàn toàn khi phục kích theo hướng bị đe dọa trong vòng 7 ngày»,  Alexei Leonkov kết luận.

Tóm tắt tất cả những điều trên, có thể các chuyên gia Việt Nam không nên từ chối tổ hợp A-222 «ngay từ cửa", mà trước tiên cần bình tĩnh tính đếm đến mọi điều cần thiết.

© Sputnik / Vitaliy Timkiv / Chuyển đến kho ảnhHệ thống A-222 Bereg
Hệ thống A-222 Bereg - Sputnik Việt Nam
Hệ thống A-222 Bereg
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала