“Hoa Kỳ bắt đầu phá hoại hệ thống an ninh châu Âu từ rất lâu”

© AFP 2023 / John ThysQuốc kỳ của EU và Mỹ
Quốc kỳ của EU và Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chạy đua vũ trang? Mối đe dọa hạt nhân đối với châu Âu? Các quả tên lửa thế hệ mới được triển khai ở khắp mọi nơi? Cái chết của Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) chứa nguy cơ nào? Hiệp ước đã được ký kết trong điều kiện nào?

Ở châu Âu những nước nào sẵn sàng bố trí tên lửa của Mỹ và những nước nào từ chối biến lãnh thổ của mình thành mục tiêu tấn công? Sau đây là bài bình luận của một chuyên gia quân sự Serbia.

Tổ hợp tên lửa tầm trung RSD-10 Pioner - Sputnik Việt Nam
Châu Âu cần đáp ứng thế nào với việc Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước INF?

Vào thứ Bảy, ngày 2 tháng 2, ông Vladimir Putin đã có cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Serge Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Tổng thống Nga nói rằng, Nga sẽ đáp trả tương xứng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF:

"Các đối tác Mỹ của chúng tôi nói rằng họ sẽ dừng thực hiện thỏa thuận INF, và chúng tôi cũng làm như vậy",

đồng thời ông đã chấp nhận đề xuất của Bộ Quốc phòng bắt đầu phát triển tên lửa siêu thanh tầm trung.

Tuy nhiên, ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga sẽ không bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang, và tất cả các đề xuất của Nga về việc giải trừ vũ khí vẫn còn hiệu lực, tức là Matxcơva vẫn "mở rộng cửa" nếu Washington thể hiện sự sẵn sàng tiến hành một cuộc đối thoại có ý nghĩa về chủ đề này.

Chuyên gia quân sự Serbia Miroslav Lazanski nhận xét rằng, phản ứng của Matxcơva hoàn toàn hợp lý, vì trên thực tế Hoa Kỳ là nước đầu tiên rút khỏi Hiệp ước INF:

NATO - Sputnik Việt Nam
Báo Đức dự đoán: NATO chia rẽ vì tình hình xung quanh INF

Việc Mỹ từ bỏ Hiệp ước INF đang phá hủy hệ thống an ninh tích hợp ở châu Âu trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí hạt nhân. Bây giờ tương lai của Hiệp ước START-3 (Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mà ông Medvedev và ông Obama đã ký kết trong năm 2010) vẫn bỏ ngỏ. Hãy nhớ đến lịch sử: ngay từ năm 2001, Hoa Kỳ bắt đầu vi phạm các hiệp ước về giải trừ vũ khí và răn đe hạt nhân, khi họ rút khỏi Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo năm 1972. Ed). Mỹ đã bố trí các hệ thống lá chắn tên lửa ở Romania và Ba Lan, tức là Hoa Kỳ  đã vi phạm các nguyên tắc phòng thủ tên lửa, và các bước tiếp theo của họ cũng theo hướng này, chuyên gia quân sự Serbia nói với Sputnik.

Theo ông Miroslav Lazanski, Nga cần phải đáp trả các hành động của Hoa Kỳ, còn hệ thống an ninh ở châu Âu có thể không chỉ bị phá vỡ, mà còn bị phá hủy hoàn toàn do những hành động này.

Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh rằng, còn quá sớm để dự đoán những hậu quả cụ thể mà quyết định của Mỹ sẽ gây ra ở châu Âu. Mỹ vẫn chưa phát triển tên lửa đất đối không tầm trung. Bây giờ họ dựa vào các quả  tên lửa hành trình Tomahawk có thể được phóng từ lãnh thổ Ba Lan và Romania, cũng như từ các tàu chiến ở Biển Đen và Biển Baltic.

Federica Mogherini - Sputnik Việt Nam
Các nước EU kêu gọi bảo tồn và thực thi Hiệp ước INF

Thứ hai, hãy xem các nước châu Âu sẽ phản ứng như thế nào. Theo tôi, các quốc gia châu Âu không lấy làm phấn khởi lắm về ý định của Mỹ bố trí thêm các tên lửa trên lục địa này. Người Đức đã nói lên ý kiến về kế hoạch này. Những nước nào thuộc châu Âu sẵn  sàng chấp nhận các tên lửa của Mỹ? Ở đây Washington có thể trông cậy vào các quốc gia Baltic, Ba Lan, Romania và Vương quốc Anh. Các nước khác sẽ từ chối bố trí thêm tên lửa Mỹ, ít nhất, xét theo các tuyên bố chính thức của họ. Bởi vì nếu bố trí tên lửa Mỹ, họ có thể trở thành đối tượng của một cuộc tấn công hạt nhân từ Nga, — ông Lazansky giải thích.

Hiệp ước INF đã được ký kết sau mấy chục năm đàm phán phức tạp giữa Hoa Kỳ và Liên Xô bắt đầu từ những năm 1970 khi mối quan hệ giữa hai siêu cường đã trở thành tốt hơn.

Chuyên gia nhắc nhở rằng, trong chương trình đàm phán về giải trừ vũ khí, vấn đề tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km là một trong những điều quan trọng và phức tạp nhất. Các cuộc đàm phán đã diễn ra khó khăn, vào năm 1983 đã bị đình chỉ hoàn toàn trong một thời gian (vào tháng 12 năm 1983, Washington bắt đầu triển khai các tên lửa Pershing ở Tây Âu. Đáp trả điều đó, ban lãnh đạo Liên Xô đã bố trí các tên lửa chiến thuật hạt nhân trên lãnh thổ các quốc gia thành viên Khối hiệp ước Warsaw, tên lửa với tầm bắn vươn tới các khu vực phóng Pershing ở Tây Đức. Ed.). Ông Gorbachev và ông Reagan đã nối lại cuộc đàm phán, và Hiệp ước INF cuối cùng đã được ký kết vào năm 1987.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала