“Pantsir” hạm tàu: buổi thuyết trình đầu tiên ở nước ngoài

© Sputnik / DMITRY SHORKOVPantsir-ME
Pantsir-ME - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công ty cổ phần “Rosoboronexport” và Hiệp hội sản xuất - khoa học “Vysokotochny Kompleks”(thành viên Tập đoàn Nhà nước Rostec) lần đầu tiên tổ chức một buổi thuyết trình tại nước ngoài về tổ hợp pháo- tên lửa phòng không (ZRAK) “Pansitr-ME” do Cục thiết kế «Chế tạo dụng cụ mang tên Sipunov”( Tula) phát triển.

Phiên bản xuất khẩu "Pantsir-ME" dành cho hạm tàu đã được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2017 tại salon Hải quân ở St. Petersburg. Sau đó thiết bị được trưng bày tại Diễn đàn "Army" ở ngoại ô Moskva. Và buổi giới thiệu ngoài nước đầu tiên về tổ hợp này sẽ được tổ chức vào ngày 18 — 19 tháng 2 trong chương trình triển lãm IDEX 2019 tại Abu Dhabi (UAE).

"Xu hướng phát triển của lực lượng hải quân hiện đại buộc các cường quốc hải quân cần trang bị cho tàu chiến mặt nước  phương tiện đáng tin cậy để chống lại các cuộc tấn công từ trên không. Nga đã phát triển một tổ hợp độc đáo đối phó với hầu hết mọi loại vũ khí hủy diệt từ trên không — Pantsir-ME.  Hệ thống cũng có thể được lắp đặt trên hầu hết các tàu chiến của Nga và thích hợp với tàu được đóng ở các quốc gia khác. Tôi chắc chắn phiên bản này có tiềm năng xuất khẩu lớn tới các nước Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latinh",  Tông giám đốc Rosoboronexport Alexander Mikheev tuyên bố.

tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-ME - Sputnik Việt Nam
Pantsir-ME sẽ tăng sức mạnh cho các tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam

"Pantsir-ME" có thể đặt trên những tàu với lượng giãn nước trên 300 tấn. Tổ hợp này cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy chống lại tất cả các loại phương tiện tấn công trên không hiện có và trong tương lai (bao gồm cả tên lửa chống hạm bay thấp và máy bay không người lái) với xác suất gần 100% (bảo đảm việc tiêu diệt mục tiêu).  Điều này đạt được do các đặc tính kỹ thuật, chiến thuật cao của tổ hợp. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik, Alexander Zhukov, Nhà thiết kế chính hệ thống phòng không trên biển  của Cục thiết kế  "Chế tạo dụng cụ mang tên Sipunov" cho biết:

"Tổ hợp sử dụng tên lửa phòng không tầm bắn tới 20 km, có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao từ 5 mét đến 15.000 mét. Và với các đối tượng lọt vào cự ly gần (từ 300 đến 3000 mét), các khẩu pháo 30 mm bắn nhanh sẽ tự động khai hỏa. Hệ thống bao gồm một mô-đun chỉ huy và bốn mô-đun chiến đấu. Mô-đun chỉ huy có trạm phát hiện, dẫn hướng có khả năng bám theo tới 100 mục tiêu. Có một radar mảng pha hướng dẫn, theo dõi đa chức năng, hệ thống quang học với các kênh tầm nhiệt và sóng vô tuyến, công cụ đo xa bằng laser và định hướng quang học. Tất cả các thiết bị này cho phép Pantsir-ME tự tin tấn công các mục tiêu bất cứ lúc nào trong ngày, trong mọi thời tiết và trong mọi điều kiện can thiệp áp chế của đối phương. Đạn trong mỗi mô-đun chiến đấu có thể nhắm bắn 8 mục tiêu bằng tên lửa và 7- 8 mục tiêu bằng pháo. Chỉ một tổ hợp này đã đủ cung cấp phòng không đáng tin cậy cho một con tàu lớn. Và trên  tàu nhỏ (lượng giãn nước 300-500 tấn), có thể chỉ cần đặt mô-đun chiến đấu. Để phát hiện, theo dõi và cung cấp dữ liệu mục tiêu cho tên lửa và pháo bắn nhanh, sẽ sử dụng trạm chỉ huy dùng chung cho nhiều tàu".

Tàu tên lửa Molniya 1241.8 số hiệu 376 của Hải quân nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Lý do Việt Nam mua Pantsir-ME cho tàu Molniya

Pantsir-ME sử dụng các tên lửa có điều khiển, nhưng không phải với đầu tự dẫn  "bắn rồi quên". Nhà thiết kế Alexander Zhukov giải thích lý do tại sao lại thực hiện theo cách này:

"Không có loại tên lửa nào bảo đảm việc tiêu diệt mục tiêu 100%. Làm sao có thể "quên" được một mục tiêu chỉ mất vài giây để tiếp cận con tàu? Cần phải ngay lập tức phóng tên lửa thứ hai, và theo dõi mục tiêu. Đầu tự dẫn, dù là nghịch lý, không thể thực hiện này. Ở tốc độ bay cao trong các lớp khí quyển dày đặc và ở độ cao tương đối thấp, đầu dò radar tự dẫn suy giảm phạm vi thu nhận và theo dõi mục tiêu, còn đầu dò quang học tự dẫn "mù dần" do nhiệt khí động học sinh ra".

Theo ghi nhận của ông Sergey Abramov, giám đốc công nghiệp phụ trách "Quốc phòng" của Tập đoàn Nhà nước Rostec, hiện tại và trong tương lai gần không có sản phẩm nào tương tự như Pantsir-ME trên thị trường thế giới trong phân khúc hệ thống phòng không hạm tàu. Việc giới thiệu phức hợp phòng không tại triển lãm IDEX 2019 là cơ hội tuyệt vời để trình bày sự phát triển của Nga cho các đối tác trong việc hợp tác quốc phòng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала