Tại sao phương Tây lo ngại trước tên lửa Burevestnik và tàu ngầm Poseidon của Nga?

© Sputnik / The Ministry of Defence of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhTên lửa hành trình với động cơ hạt nhân “Burevestnik”
Tên lửa hành trình với động cơ hạt nhân “Burevestnik” - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các phương tiện truyền thông tiếp tục phân tích khả năng của các hệ thống vũ khí mới nhất của Nga mà Tổng thống Vladimir Putin đã tiết lộ vào năm 2018.

Tờ Popular Mechanics tập trung sự chú ý vào tên lửa hành trình xuyên lục địa với tầm bắn không giới hạn Burevestnik trang bị động cơ hạt nhân (được NATO định danh là SSC-X-9 Skyfall). Theo tác giả bài báo, tên lửa được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tên lửa có thể ở trên không trong vài ngày, bay vòng quanh hành tinh và hoạt động độc lập. Burevestnik có thể vượt qua những khoảng cách khổng lồ theo quỹ đạo rất phức tạp đến nay được coi là không thể có được. Và đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ.

Xe tăng T-72B3 - Sputnik Việt Nam
Kết quả năm 2018. Ở những nơi nào trên thế giới vũ khí Nga được ưu chuộng hơn Mỹ
Burevestnik có thể vượt qua Thái Bình Dương, bay qua Nam Mỹ và xâm nhập không phận Hoa Kỳ từ Vịnh Mexico, bài báo đưa ra một ví dụ về khả năng sử dụng vũ khí mới của Nga.

Bài báo cho biết rằng, các cuộc thử nghiệm tên lửa mới đã được thực hiện vào năm 2017. Phương Tây không muốn thừa nhận tính  hiệu quả cao của vũ khí mới, vì thế họ gọi kết quả thử nghiệm là "thành công vừa phải". Ngoài ra, tờ Popular Mechanics lưu ý: Hoa Kỳ cũng đã cố gắng tạo ra một tên lửa hạt nhân tương tự, nhưng, khác với Nga, dự án của họ đã thất bại. "Chúng tôi chắc chắn sẽ nghe nhiều hơn về Skyfall trong tương lai gần", bài báo viết.

Cách đây không lâu, Nga đã thử nghiệm một tổ hợp mới khác — siêu ngư lôi Poseidon, nói chính xác hơn là động cơ năng lượng hạt nhân của nó. Theo một nguồn tin trong Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga, các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại khu vực biển được bảo vệ khỏi các phương tiện tình báo của đối phương tiềm năng. Nói chung, kết quả thử nghiệm đã xác nhận các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật  của thiết bị này. Poseidon có tầm hoạt động gần như không giới hạn và đạt tốc độ tới 108 hải lý/h (hơn 200 km /giờ) (Đối với một thiết bị hoạt động dưới nước, đây thực sự là tốc độ siêu cao. Để so sánh, tàu ngầm hạt nhân nhanh nhất thế giới đạt tốc độ tối đa là 44,7 hải lý/h (83 km /giờ) — Ed.). Rất có thể Poseidon  đạt tốc độ cao như vậy vì xung quanh nó xuất hiện cái gọi là "lỗ rỗng hay khoảng trống không khí " làm giảm đáng kể sức cản của môi trường. Điều này gần đúng, bởi vì khoảng trống trong nước tạo ra hiệu ứng gần giống như đám mây plasma trong lớp khí quyển dày đặc.

Tàu ngầm hạt nhân không người lái “Poseidon” - Sputnik Việt Nam
Phá hủy tất cả. Người Mỹ nói về khả năng máy lặn không người lái hạt nhân "Poseidon"
Ở phương Tây, Poseidon của Nga cũng đã gây ra sự lo ngại đáng kể. Tờ British Express Daily và Fox News của Anh trích dẫn tuyên bố của cựu cố vấn cấp cao Bộ ngoại giao Mỹ Christian Wheaton:

"Nga đang phát triển cỗ máy hủy diệt "Ngày tận thế" có thể phá hủy những thành phố lớn của Mỹ. Vụ nổ của ngư lôi không người lái năng lượng nguyên tử mang đầu đạn hạt nhân có thể gây ra một đợt sóng thần phóng xạ cao 300 feet đánh vào bờ biển nước Mỹ".

Các chuyên gia Lầu Năm Góc cho rằng, các ngư lôi và tàu ngầm không người lái dưới nước như Poseidon có thể được lắp đầu đạn thông thường để phá hủy các cụm tàu sân bay tấn công và lắp đầu đạn hạt nhân có công suất đến 2 megaton.

Như dự kiến, Hải quân Nga sẽ nhận tới 32 siêu ngư lôi Poseidon và 2 tàu ngầm mang ngư lôi để trang bị cho Hạm đội phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương.

Đáng tiếc, câu nói "nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" vẫn có tính thời sự cấp bách. Ban lãnh đạo chính trị — quân sự của Liên bang Nga nhận thức được rõ điều này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала