Lựa chọn người xứng đáng

© Ảnh : Tuổi TrẻÔng Lê Nam – nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
Ông Lê Nam – nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bên cạnh việc lựa chọn đưa vào quy hoạch những cán bộ xứng đáng thì bố trí cán bộ được coi là khâu vô cùng quan trọng để họ dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm và cống hiến hết mình cho đất nước. Nguyên Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, phải đổi mới mạnh mẽ về công tác cán bộ để lựa chọn được người xứng đáng, theo daidoanket.

PV: Thưa ông, để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng, ngay tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XII trên cơ sở danh sách gần 250 nhân sự được các địa phương, cơ quan, đơn vị phát hiện, giới thiệu, Bộ Chính trị đã thống nhất giới thiệu để Trung ương cho ý kiến đối với hơn 200 nhân sự. Với cách làm mới này cá nhân ông có kỳ vọng gì về công tác cán bộ trong nhiệm kỳ tới?

Ông Lê Nam: Tôi thấy rằng so với các lần trước, để chuẩn bị cho Đại hội XIII sắp tới thì vấn đề nhân sự đã được Trung ương chuẩn bị sớm hơn, bài bản hơn, chủ động hơn. Đến nay công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII đã được triển khai rộng rãi, có kết quả và bước đầu đã xác định những người sẽ nằm trong diện quy hoạch trong nhiệm kỳ tới. Sự chuẩn bị nhân sự mang tính chủ động với cách thức làm đổi mới mang đến niềm tin, sẽ hạn chế được câu chuyện nhân sự không đạt yêu cầu trong thời gian qua. Điển hình là việc từ đầu nhiệm kỳ đã xử lý kỷ luật hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có nhiều Ủy viên Trung ương đang còn đương chức và đã nghỉ hưu; thậm chí xử lý cả nguyên Ủy viên Bộ Chính trị. 

Hay từ câu chuyện người đứng đầu tại Đà Nẵng và một số địa phương bị kỷ luật cũng phần nào nói lên công tác cán bộ vẫn chưa đáp ứng được mong muốn và yêu cầu của Đảng cũng như nhân dân. Cho nên, với sự chuẩn bị sớm, với cách làm chủ động như vừa qua đã khiến cho người dân hy vọng, có sơ sở và tin tưởng rằng Đảng sẽ khắc phục được những bất cập trong vấn đề nhân sự trong thời gian qua.

Như vậy, lại một lần nữa chúng ta thấy bài học về cách bố trí cán bộ rất quan trọng. Nếu như trong công tác cán bộ biết chọn người và dùng người đúng vị trí, đúng thời điểm sẽ phát huy được tính hiệu quả, thưa ông?

— Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "dụng nhân như dụng mộc". Cũng là cây gỗ ấy, cũng là nguyên liệu ấy vào tay ông thợ này, kiến trúc sư này nó sẽ ra những công trình văn hóa, những sản phẩm cho xã hội và được mọi người ngưỡng mộ, đánh giá cao. Nhưng cũng là nguyên liệu ấy nếu vào tay người khác có khi để lại hậu quả, rồi thế hệ sau phải tìm cách khắc phục. 

Công tác cán bộ cũng như vậy, sử dụng đúng con người, có cơ chế sử dụng một cách hiệu quả con người đó, và làm sao có cơ chế để sử dụng họ một cách có hiệu quả. Hiện nay chúng ta đang có thực trạng là cán bộ đông, cán bộ đảng viên cũng đông song tại một số nơi đến Đại hội thì lo không có cán bộ, không biết tìm ai xứng đáng để bầu ra Bí thư, Chủ tịch ở xã, huyện, thậm chí có nơi có cả cấp tỉnh. Đó là hệ quả của việc một thời gian dài chúng ta làm công tác cán bộ không đúng. Thời gian qua thể chế của chúng ta chưa có nhiều đổi mới, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ mới với những lãnh đạo mới thì tình hình đã đem lại sự chuyển biến tích cực. 

Nhưng muốn có một bộ máy tốt thì phải xây dựng từ gốc, đồng nghĩa với việc quan tâm chăm lo đào tạo thế hệ cán bộ trẻ có chất lượng thì về sau mới có thể kế thừa, thưa ông?

— Mọi việc phải bắt đầu từ gốc, tức là từ đào tạo đội ngũ. Tôi muốn nhấn mạnh rằng công tác quy hoạch cán bộ cũng chính là đào tạo, từ phát hiện nguồn, đào tạo cán bộ trẻ. Nhưng quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ phải được trưởng thành, đánh giá thông qua lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ chính trị bằng các kết quả cụ thể. Còn nếu đánh giá theo bằng cấp ông này tiến sĩ, ông kia thạc sĩ, con ông X, cháu ông Y thì chỉ là hình thức. Cán bộ phải thể hiện mình thông qua cuộc sống, trong sản xuất lao động và thực hiện nhiệm vụ. Đó mới là cách để chọn được cán bộ đúng đắn và thực chất. 

Vậy trong quy hoạch cán bộ làm sao để khắc phục loại trừ được tình trạng chọn cán bộ kiểu thân quen, con ông cháu cha, thưa ông?

— Câu chuyện lựa chọn nhân sự Trung ương, hay nhân sự các cấp đòi hỏi cần phải có một quá trình chứ không thể ngay một lúc có thể làm được.  Làm thế nào để những nhân sự vào Trung ương, hay cấp ủy các cấp phải thực sự công khai minh bạch, cạnh tranh và dân chủ, dân chủ ở mức cao trong Đảng, tức là dân chủ trước tiên trong Đảng, sau đó mới đến dân chủ ngoài xã hội. Như vậy "bộ lọc" của chúng ta sẽ tốt hơn, "bộ lọc" nghiêm ngặt mới ra được sản phẩm chắc chắn, bài bản. Vì thế muốn ngăn chặn được các tệ như hậu duệ; quan hệ; tiền tệ thì không cách nào khác bằng việc công khai minh bạch, cạnh tranh, dân chủ bầu cử trực tiếp, giám sát nhân sự đã được lựa chọn. Tôi đã nhiều lần nêu câu hỏi tại sao chúng ta không đưa 5 ông Chủ tịch huyện để bầu 1 ông Phó Chủ tịch tỉnh. Như thế mới cạnh tranh, mỗi người có đề án thì sẽ khắc phục được câu chuyện chạy chức chạy quyền. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала