Tại sao Mỹ không cho phép mở cửa bầu trời Bắc Triều Tiên?

© Sputnik / Iliya PitalevBắc Triều Tiên
Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ ngăn chặn những nỗ lực của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cho phép Bắc Triều Tiên nối lại một phần các chuyến bay quốc tế. Theo Reuters, ban đầu ICAO đã lên kế hoạch hỗ trợ Bình Nhưỡng mở một tuyến đường bay mới, kết nối không phận Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã can thiệp vào kế hoạch này. Sputnik làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao Washington  hành động như vậy, và bước đi này có liên quan gì đến cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới của ông Trump và ông Kim Jong-un.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong thời điểm phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ mở rộng các lệnh trừng phạt chống lại CHDCND Triều Tiên
Hiện các hãng hàng không trong khu vực đều bay gián tiếp, tránh không phận Triều Tiên vì lý do an ninh, vì có khả năng Bắc Triều Tiên phóng tên lửa mà không thông báo trước. Quyết định nối lại các chuyến bay với sự bảo đảm từ Bình Nhưỡng không chỉ giúp "phá băng" trước thềm cuộc gặp của Trump với Kim Jong-un, mà còn có thể mang lại kết quả sâu rộng như một dấu hiệu về việc CHDCND Triều Tiên đang ra khỏi  sự cô lập. ICAO thậm chí đã sẵn sàng tổ chức các cuộc đào tạo nhân viên hàng không quân sự và dân sự của Triều Tiên. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã thuyết phục các chuyên gia ICAO từ bỏ kế hoạch hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên.

Trong bài bình luận cho Sputnik, ông Park Won-gon, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Handong nhận định: mục tiêu của Mỹ là gây thêm áp lực với Triều Tiên trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai của lãnh đạo hai nước, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 27/2.

Bằng cách này Washington nhắc nhở Bình Nhưỡng về việc Hoa Kỳ  không có ý định dỡ bỏ hoặc nới lỏng các lệnh trừng phạt chừng nào chưa thấy những bước đi dài hạn theo hướng phi hạt nhân hóa. Hoa Kỳ khẳng định rằng, mục tiêu của các lệnh trừng phạt là để Bắc Hàn bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế, chính bởi vậy Mỹ không thể nhắm mắt làm ngơ trước những nỗ lực của ICAO nới lỏng lệnh trừng phạt vì mục đích thương mại chứ không phải vì lý do nhân đạo. Tình hình như vậy phục vụ lợi ích của Trump, có chú ý đến việc tại cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ chưa đạt được một thỏa thuận vững chắc nào.

Mike Pence - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ chưa bao giờ loại trừ lựa chọn quân sự chống lại CHDCND Triều Tiên
Vào tháng 8 năm ngoái, hãng tin Kyodo của Nhật Bản, dẫn lời đại diện của ICAO, cho biết rằng, Bắc Triều Tiên đã đồng ý cho phép các chuyên gia của tổ chức này tiến hành các đợt kiểm tra nhằm xác nhận sự an toàn của các chuyến bay quốc tế. Theo Kyodo,  ICAO lên kế hoạch gửi các nhân viên của mình đến CHDCND Triều Tiên vào năm 2020. Lần gần đây nhất ICAO tiến hành cuộc kiểm tra tại Bắc Triều Tiên là vào năm 2008, nhưng, khi đó cuộc kiểm tra không liên quan đến chương trình tên lửa của nước này.

Nếu không phận Bắc Hàn được công nhận là an toàn, thì các hãng hàng không thực hiện các chuyến bay giữa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, có thể tiết kiệm nhiên liệu và thời gian, và Triều Tiên sẽ có khả năng khôi phục ngành hàng không thương mại. Có phải Bình Nhưỡng thực sự quan tâm đến việc mở cửa bầu trời từ quan điểm thương mại?— Phóng viên Sputnik nêu câu hỏi này với Giáo sư Park Won-gon.

Hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng không phận Bắc Triều Tiên không lớn lắm — khoảng 800 nghìn won (khoảng 709 USD) cho một chuyến bay — nhưng, điều đó mang tính biểu tượng: Triều Tiên là một quốc gia bình thường đã thoát khỏi sự cô lập quốc tế. Có khả năng CHDCND Triều Tiên sẽ chính thức nêu vấn đề này như một mục riêng trong khuôn khổ cuộc đàm phán chung, nhưng, trong khi chỉ còn khoảng một tuần trước cuộc gặp thượng đỉnh, khó có thể đưa ra bất kỳ giả định nào. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала