Trung Quốc và Ấn Độ trở thành “lá phổi” cho Trái đất

© Sputnik / Vitaliy Timkiv / Chuyển đến kho ảnhRừng mùa thu ở khu vực Perm
Rừng mùa thu ở khu vực Perm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc và Ấn Độ là những nước dẫn đầu trên thế giới trong việc phủ xanh. Kết luận này được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu của NASA.

Theo hình ảnh từ không gian, trên thế giới trong 17 năm đã xuất hiện 518 triệu ha rừng mới, tương ứng với diện tích rừng rậm Amazon. Đồng thời, một phần tư tất cả diện tích phủ xanh thực vật mới trên hành tinh diễn ra ở Trung Quốc.

Gần đây, tạp chí đảng Trung Quốc "Qushi" đã xuất bản một bài viết của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình: "Thúc đẩy sự kiến tạo văn hóa sinh thái Trung Quốc sang bước tiếp theo". Trong bài viết, Tập Cận Bình chỉ ra rằng nói chung trong nước có xu hướng cải thiện tình hình môi trường. Tuy nhiên, như nhà lãnh đạo Trung Quốc lưu ý, việc thiết lập một nền văn hóa sinh thái giống như hàng động "bơi ngược dòng". Chỉ cần một chút lơ là, thì con thuyền bị trôi ngược trở lại. «Nếu chúng ta không cam kết giải quyết các vấn đề môi trường bằng mọi cách, thì trong tương lai chúng sẽ còn khó khăn hơn, giá  cả sẽ cao hơn, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn», — ông Tập Cận Bình cảnh báo.

Chính quyền hành pháp thực hiện theo lệnh của lãnh đạo đất nước. Ví dụ, Cục Quản lý lâm nghiệp nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước đây đã tuyên bố rằng gần 80 tỷ đô la đã được chi cho việc trồng cây gây rừng trong 5 năm. Năm 2018, xuất hiện 6,6 triệu ha diện tích rừng mới. Đến năm 2020, rừng sẽ chiếm 23% lãnh thổ của đất nước và đến năm 2035, con số này, theo kế hoạch của Cục Lâm nghiệp nhà nước Trung Quốc, sẽ đạt 26%. Nói chung việc trồng rừng chủ yếu phát triển ở các khu vực phía bắc: tỉnh Hà Bắc, Nội Mông và cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.

Các nhà nghiên cứu của NASA đã xác nhận hiệu quả công việc của Trung Quốc. Họ đi đến kết luận rằng: nếu như Ấn Độ tăng diện tích "khu vực xanh", chủ yếu là do sự phát triển nông nghiệp, thì Trung Quốc đã đạt được thành công trong việc phủ xanh chính là nhờ thông qua việc trồng cây nhân tạo. Thật vậy, hai nước có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau đối với việc  phủ xanh và về phía mình, Trung Quốc đã phải vật lộn với vấn đề sa mạc hóa trong nhiều năm, ông Zheng Tingying, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu cải cách và phát triển tại CITIC (Tập đoàn Đầu tư Ủy thác Quốc tế Trung Quốc), trả lời trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

«Thực tế các khu vực màu xanh lá cây đã tăng lên ở Trung Quốc và Ấn Độ, tất nhiên, là tin tốt. Nhưng ở Trung Quốc, tình hình thuận lợi hơn. Ở nước chúng tôi, 42% lãnh thổ như vậy xuất hiện nhờ vào việc trồng cây gây rừng, 32% — do hoạt động nông nghiệp. Ở Ấn Độ — 82% — do các hoạt động nông nghiệp, sự đóng góp của trồng cây vào việc phủ xanh còn khá nhỏ. Nhiều vùng đất hoang ở Ấn Độ được chuyển đổi thành đất trồng trọt bằng cách bơm nước ngầm, biến thành diện tích trồng trọt các loại cây nông nghiệp sau đó. Cách tiếp cận này có ưu điểm và nhược điểm của nó. Một mặt, sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng và vấn đề an ninh lương thực đang được giải quyết. Nhưng mặt khác, điều này ngụ ý việc tiêu thụ nhiều nước ngầm không tái tạo, không đóng góp cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp trong tương lai dài hạn.

Tại Trung Quốc, ngay từ những năm 1970, chương trình phủ xanh nhân tạo, trồng cây đã được triển khai. Giới viên chức, binh sĩ Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và học sinh trung học đã được huy động cho việc này. Điều này đặt nền tảng tốt cho sự phát triển nhận thức môi trường quốc gia. Trong cuộc chiến chống sa mạc hóa, chúng tôi đã đạt được thành công lớn. Việc trồng rừng đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí. Sau khi thiết lập «Dự án vành đai rừng bảo vệ ba khu vực phía Bắc (Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc Trung Quốc), bão cát Bắc Kinh đã trở nên ít hơn nhiều. Với sự phát triển của các khu vực phủ xanh cây hấp thụ rất nhiều chất ô nhiễm, chất lượng không khí cũng được cải thiện.

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Trung Quốc và Ấn Độ — hai nước lớn đang phát triển — là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Mức sống của cư dân hai nước đã tăng lên, nhưng đồng thời con người tiêu thụ rất nhiều tài nguyên và năng lượng (ví dụ, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng ô tô và thiết bị gia dụng), lượng khí thải gây ô nhiễm đã tăng lên đáng kể. Nếu mức độ chất lượng không khí ở Trung Quốc vẫn ở mức như trước đây, và vùng xanh tăng đáng kể, nó chắc chắn sẽ cải thiện điều kiện không khí ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình hiện nay là lượng phát thải chất ô nhiễm hàng năm ở Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng, và việc mở rộng các khu vực xanh là không đủ để bù đắp hiệu quả của việc tăng lượng khí thải".

Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực chống ô nhiễm môi trường ở các khu vực phía bắc Trung Quốc, tình hình môi trường vẫn không thuận lợi. Vì vậy, theo số liệu của Reuters, trích dẫn dữ liệu chính thức về chất lượng không khí ở Trung Quốc, vào tháng 1 ở 39 khu vực phía bắc của đất nước, mức độ ô nhiễm không khí đã tăng 16% so với chỉ số tương ứng một năm trước đó.

Chuyên gia Zheng Tingying xác nhận rằng một số nhà lãnh đạo địa phương tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tăng trưởng GDP bằng bất kỳ giá nào. Do đó, các chỉ số môi trường không phải lúc nào cũng có thể giữ trong phạm vi bình thường, chuyên gia nói.

«Quan trọng nhất, ở một số vùng, ngành công nghiệp đã phát triển ngẫu nhiên, và nó chủ yếu tạo ra các vấn đề môi trường. Một số quan chức địa phương hướng theo nguyên tắc đảm bảo tăng trưởng GDP bằng mọi giá, bất chấp mức phát thải và tiêu thụ tài nguyên cao. Điều quan trọng nhất là sản xuất tăng trưởng nhanh chóng. Trong vài năm qua, mức độ phát thải chất ô nhiễm trong các ngành công nghiệp như thép, xi măng, thủy tinh và nhôm điện phân là cao. Tất nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện bảo vệ môi trường thông qua các phương pháp kỹ thuật, kinh tế và pháp lý. Ví dụ, việc đưa các khu công nghiệp ra ngoài khu dân cư, chuyển chất ô nhiễm vào khu công nghiệp để thực hiện kiểm soát tập trung, trang bị thiết bị lọc khí thải và nước thải, tăng cường giám sát doanh nghiệp, loại bỏ năng lực sản xuất lạc hậu, v.v. Nhờ những biện pháp này, chất lượng không khí ở nhiều thành phố đã được cải thiện đáng kể. Bằng chứng tốt nhất là sự gia tăng số lượng ngày nắng ở Bắc Kinh».

Công nghệ mới được sử dụng hỗ trợ và thúc đẩy công cuộc phủ xanh ở Trung Quốc. Ứng dụng  "Xanh" Ant Forest  của công ty Ant Financial khuyến khích mọi người giảm thiểu hậu quả môi trường đối với sinh kế của họ. Ứng dụng này đề nghị con người có hành vi thân thiện với môi trường — ví dụ, thanh toán hóa đơn trực tuyến hoặc đi bộ đến chỗ làm. "Điểm xanh" được cung cấp cho những hành động này. Khi  số điểm trở nên khá nhiều, công ty trồng một cây thật. Cây Ant Forest được trồng ở vùng sa mạc thuộc Nội Mông và tỉnh Cam Túc. Và dự án đang phát triển rất thành công. Đã trồng hơn 55 triệu cây thật. Với sự trợ giúp trực tiếp của ứng dụng "Xanh", theo tính toán của công ty, lượng khí thải carbon dioxide vào khí quyển đã giảm ít nhất 5 nghìn tấn mỗi ngày. Con số đó tương đương với giảm lưu lượng hàng chục ngàn xe hơi lưu thông trên đường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала