Rùa nước ngọt “hít đất” để sống sót trong thời gian ngủ

CC BY-SA 2.0 / Dennis Jarvis / Rùa Viễn Đông (Pelodiscus sinensis) - một trong bốn loài rùa sinh sống trên lãnh thổ Nga.
Rùa Viễn Đông (Pelodiscus sinensis) - một trong bốn loài rùa sinh sống trên lãnh thổ Nga. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hai nhà sinh vật học Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về rùa nước, Michael Plummer và Caleb O’Neil của Đại học Harding, đã quyết định tìm hiểu làm thế nào loài rùa mai mềm phủ gai (Apalone spinifera) có thể ngủ trong thời gian dài mà không bị ngạt thở.

Để tiến hành thí nghiệm, họ đã xây dựng một bể thủy sinh, cho vào đó 12 con rùa mai mềm. Mọi người đều biết, đây là loài bò sát sống chủ yếu dưới nước và chỉ lên bờ để đẻ trứng. Chúng không chịu được việc thiếu oxy trong thời gian dài, do đó, đối với các nhà khoa học, sự kiện này là một bí ẩn.

Các nhà sinh học đã phát hiện ra rằng rùa chưa bao giờ, trong toàn bộ thời gian ngủ, trồi lên mặt nước để lấy không khí, thứ vốn rất quan trọng đối với chúng. Kết thúc thí nghiệm, họ phát hiện ra rằng các chú rùa đã tì lên bàn chân trước của mình, nâng và hạ cơ thể, thực hiện các động tác tương tự như khi ta hít đất. Theo cách này, rùa trích xuất oxy từ nước cho các chức năng quan trọng của cơ thể trong thời gian ngủ dài.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала