Khủng hoảng chính trị ở Haiti và ảnh hưởng từ Mỹ

© REUTERS / Jeanty Junior AugustinHaiti
Haiti - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại sứ quán Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Tổng thống Haiti Jovenel Moïse bất kể bùng lên phong trào chống đối quy mô lớn chưa từng thấy và những cáo buộc tham nhũng.

Theo quan điểm của một trong những thủ lĩnh phe đối lập, cựu ứng viên tranh chức Tổng thống là Clarence Benoit, sự ủng hộ này không đủ để trấn an những người biểu tình: bởi "Đường phố sẽ mạnh hơn Hoa Kỳ". Ông lưu ý trong bình luận dành cho Sputnik rằng trong trường hợp tiếp diễn các cuộc biểu tình, phương án duy nhất để giúp duy trì chính quyền có thể là can thiệp trực tiếp. Còn ông Franz Voltaire, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tài liệu Quốc tế Haiti, Caribbean và Afro-Canada, thì nhắc rằng Tổng thống đương nhiệm được bầu chọn với sự hậu thuẫn của phía Mỹ, trong khi các quan sát viên ngờ rằng Hoa Kỳ đã mạnh tay thao túng.

Haiti - Sputnik Việt Nam
"Đả đảo người Mỹ!" - Người dân Haiti yêu cầu sự giúp đỡ từ Nga
Kể từ thời điểm nổ ra khủng hoảng chính trị vào ngày 7 tháng 2 do kết quả cuộc đụng độ giữa nhân viên thực thi pháp luật và người biểu tình ở Haiti, đã có 26 người chết và 77 người bị thương (theo dữ liệu của Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ (Commission interaméricaine des droits de l'homme (CIDH).

Những người phản đối Jovenel Moïse đòi ông này từ chức và cáo buộc Tổng thống trước hết về tội biển thủ kinh phí của Quỹ Petrocaribe, khoản tín dụng mà Venezuela cung cấp cho Haiti.

"Quỹ Petrocaribe đã mở cuộc điều tra. Venezuela đã phân bổ vài tỷ USD tương ứng với chương trình giúp đỡ Haiti. Đáng tiếc là những khoản tiền này đã không được sử dụng vào những mục đích ấn định. Các công ty đã ký những hợp đồng lớn, nhưng dự án không được thực hiện.

Theo báo cáo của Viện Kiểm toán tối cao Haiti (Cour supérieure des comptes d'Haïti), ông Jovenel Moïse nắm một số công ty trong tay và đã lợi dụng những hợp đồng này. […] Họ tên Tổng thống xuất hiện trong danh sách các nghi phạm trong vụ xì-căng-đan tham nhũng lớn này".

Dù vậy, bất chấp tín nhiệm thấp của Tổng thống Moise, Đại sứ Mỹ tại Haiti là bà Michelle Sison đã một lần nữa bày tỏ sự ủng hộ chính thức dành cho Jovenel Moïse và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ công nhận tính hợp pháp của Chính phủ Moïse.

"Trong các tuyên bố và hội đàm ngoại giao, chúng tôi luôn bày tỏ sự công nhận và tin tưởng của Hoa Kỳ dành cho cơ cấu quyền lực hợp pháp ở Haiti và những đại diện được bầu chọn của cơ cấu này".

Theo quan điểm của nhà đối lập Clarence Benoit, chuyện ở đây nói về "sự hỗ trợ cơ hội", vì việc không công nhận Tổng thống đương nhiệm có thể khoét sâu làm cuộc khủng hoảng thành trầm trọng thêm. Dù có ảnh hưởng lớn với Haiti, nhưng nếu khủng hoảng kéo dài Washington sẽ không thành công trong việc hóa giải tình hình, người Mỹ sẽ không thể thay đổi bất cứ điều gì trừ khi can thiệp trực tiếp, mà điều này khó xảy ra. "Đường phố sẽ mạnh hơn Hoa Kỳ".

Nếu tái diễn phong trào quần chúng đông đảo với đòi hỏi Tổng thống từ chức như trong tuần trước, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ ở đây sẽ chẳng ăn nhằm gì. Hoa Kỳ không thể thông qua quyết định trong quan hệ với nội các hiện tại".

"Tình huống tương tự đã xảy ra vào năm 2004. Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ Tổng thống đương nhiệm lúc đó là Aristide nhưng phong trào phản kháng đã thắng thế, lật đổ ông này. Hỗ trợ đơn lẻ không thể đảm bảo sức mạnh bền vững cho chính quyền", — chuyên gia nhấn mạnh.

"Các nhóm người trẻ tuổi và hiệp hội thanh niên không hài lòng với chính sách của Hoa Kỳ ở Haiti và thường công khai thể hiện sự tức giận […] Tại những cuộc biểu tình như vậy, giới trẻ nói rằng Hoa Kỳ tác động quá nhiều"

Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tài liệu Quốc tế Haiti, Caribbean và Afro-Canada (Centre International de Documentation et d'Information Haïtienne, Caribéenne et Afro-canadienne) Frantz Voltaire cũng ghi nhận đà gia tăng tâm trạng chống Mỹ.

"Công bằng hay không chưa bàn, nhưng người ta nhất mực quy kết là trong việc bầu Moise làm Tổng thống nước Cộng hòa có bàn tay người Mỹ. Cũng giống như trường hợp của người tiền nhiệm Michel Martelly, dân chúng tin rằng vị Tổng thống này do Hoa Kỳ dựng lên. Và đó không chỉ là khẳng định của cộng đồng xã hội. Trong cuốn sách xuất bản hai năm trước, nhà nghiên cứu Brazil, Ricardo Seintenfus đã tố cáo Hoa Kỳ thao túng bầu cử".

Quốc hội Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ kêu gọi chống lại "ảnh hưởng" của Nga đối với Venezuela
Theo lời ông Franz Voltaire, trong những năm gần đây, các vụ xì-căng-đan gắn với các tổ chức phi chính phủ phương Tây đã giáng đòn nặng làm tổn hại uy tín của Hoa Kỳ. Báo chí phản ánh đặc biệt tiêu cực về Quỹ Clinton (Fondation Clinton).

"Có cảm giác tức giận với các chính khách Mỹ. Sau trận động đất [năm 2010], không ai rõ sự hỗ trợ quốc tế gửi đi đâu. Bill Clinton bị mỉa mai vì hứa hẹn rất nhiều nhưng không thực hiện gì hết".

Sự hỗ trợ quốc tế hoàn toàn do Hoa Kỳ và các tổ chức phi chính phủ chi phối, trên thực tế trong một trường hợp khác cũng không rõ khoản kinh phí này được dùng như thế nào. Chẳng hề có kiểm toán mà cũng không có xác minh bổ sung".

Theo dữ liệu do hãng AP cung cấp, 33% trong số 379 triệu USD thu thập được dành cho việc khắc phục hậu quả thiên tai vẫn nằm trong tay Chính phủ Hoa Kỳ. Như thông báo trong tạp chí CounterPunch, trong mỗi 1 USD mà Hoa Kỳ thu thập chỉ có 42 cent được chuyển cho các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ Haiti sau động đất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала