Chuyên gia: Xung đột Ấn Độ- Pakistan là mô hình của những xung đột tương lai

© AP Photo / Mukhtar KhanQuân nhân Ấn Độ
Quân nhân Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan nổ ra sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 14 tháng 2 trên lãnh thổ bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, là vụ đụng độ lớn nhất giữa hai cường quốc hạt nhân sau cuộc xung đột Kargil năm 1999.

Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói về những hậu quả chính trị-quân sự của đợt căng thẳng mới ở Nam Á.

Trong gần hai thập kỷ trôi qua sau cuộc xung đột Kargil, Ấn Độ và Pakistan đã có những đụng độ, cuộc giao tranh, cũng như những chiến dịch đặc nhiệm.

Bộ đội biên phòng Ấn Độ ở biên giới với Pakistan tại khu vực Ranbir Singh Pora - Sputnik Việt Nam
Căng thẳng Pakistan-Ấn Độ có leo thang thành cuộc chiến toàn diện?
Tuy nhiên, những đụng độ đó không sánh được với các sự kiện hiện tại về quy mô và mức độ nguy hiểm. Cuộc khủng hoảng lần này cho thấy rằng, các cường quốc hạt nhân quá dễ dàng chạm tới ngưỡng cửa xung đột quân sự, và cuộc xung đột này leo thang rất nhanh. Đây là một bài học quan trọng chỉ ra rằng, vũ khí hạt nhân như một phương tiện để ngăn chặn các cuộc xung đột quân sự có những hạn chế của nó.

Về số lượng đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ và Pakistan xấp xỉ bằng nhau, nói đúng hơn Pakistan có một ưu thế nhất định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực vũ khí thông thường, sự vượt trội của Ấn Độ là rất đáng kể. Đây là một yếu tố quan trọng: chính bởi vậy Ấn Độ đã đáp trả mạnh mẽ đối với vụ tấn công khủng bố vào ngày 14 tháng 2 đã cượp đi sinh mạng 45 người. New Delhi tin rằng, họ có khả năng kiểm soát tiến trình của cuộc xung đột.

Cuối cùng, Pakistan cho là nghi ngờ tính hiệu quả vụ không kích của Ấn Độ thì hơn, nhờ đó ban lãnh đạo Pakistan có cơ hội chính trị từ chối một "phản ứng quân sự dữ dội".

Rất khó để đánh giá tính hiệu quả của các vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 26 tháng 2. Pakistan khẳng định rằng, các vụ không kích đó đã không gây ra thiệt hại đáng kể, trong khi đó Ấn Độ tuyên bố hiệu quả rất cao. Dữ liệu từ các nguồn tin độc lập cho thấy rằng, Không quân Ấn Độ không thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu đã được lên kế hoạch.

Quân đội Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ tuyên bố có thương vong dân thường do Pakistan pháo kích
Cuộc không chiến với máy bay chiến đấu của hai nước cũng phải được phân tích do các chuyên gia độc lập. Cả hai bên đưa ra những dữ liệu khác nhau về tiến trình và kết quả của các trận không chiến, kết quả là trên mạng Internet xuất hiện những kịch bản khác nhau. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sử dụng lực lượng không quân có quy mô lớn. Đã có nguy cơ bùng nổ một trận chiến toàn diện, trong đó chỉ huy của cả hai bên đưa thêm những đơn vị và phương tiện quân sự mới để tránh thất bại.

Những mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan tích tụ từ lâu và khó có thể được giải quyết trong tương lai gần. Nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ những mâu thuẫn này trong một khuôn khổ an toàn. Cả hai quốc gia đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, vào năm 2018 các lực lượng vũ trang của họ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận SCO quốc tế "Sứ mệnh Hòa bình — 2018" trên thao trường quân sự Chebarkul.

Mặc dù tư cách thành viên SCO khó có thể thay đổi cách tiếp cận của Ấn Độ và Pakistan đối với quan hệ song phương, sự tồn tại của các kênh hợp tác bổ sung giữa quân đội và các cơ quan đặc nhiệm của hai nước sẽ giúp giảm nguy cơ khủng hoảng mới không quản lý nổi. Các sự kiện gần đây cho thấy rằng, ở Nam Á có mối nguy cơ rất lớn xảy ra cuộc xung đột quân sự Ấn-Pakistan quy mô lớn, và nguy cơ này đòi hỏi sự chú ý liên tục của tất cả các cầu thủ trong khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала