Philippines không muốn trở thành nạn nhân của cuộc xung đột Mỹ-Trung ở Biển Đông

© REUTERS / Erik De CastroLá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông
Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiệp ước phòng thủ giữa Hoa Kỳ và Philippines được ký kết hồi năm 1951 có thể là mối đe dọa đối với an ninh của Philippines. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana kêu gọi sửa đổi tài liệu này để tránh nguy cơ tiềm ẩn bị cuốn vào một cuộc xung đột có thể xảy ra trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Tình hình an ninh trong khu vực đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời điểm ký kết Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) 68 năm trước, Bộ trưởng nói. Theo ông, Philippines hiện không có xung đột với bất kỳ ai và sẽ không chiến tranh với ai trong tương lai. Bộ trưởng lưu ý đến việc Mỹ tăng cường hoạt động đi lại của tàu hải quân trên vùng biển tranh chấp. Vì thế rất có khả năng can dự vào một cuộc chiến.

Rodrigo Duterte và Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Mỹ cam kết bảo vệ Philippines ở biển Đông

"Trong trường hợp như thế, Philippines sẽ tự động bị cuốn vào một cuộc chiến mà chúng tôi không tìm kiếm và không mong muốn", —  Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana giải thích.  

Ông Lorenzana đưa ra tuyên bố này vài ngày sau khi đích thân Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đảm bảo với Tổng thống Rodrigo Duterte rằng Washington sẽ ủng hộ Manila trong vấn đề Biển Đông. Trong một cuộc họp khác với người đồng cấp phía Philippines ngày 1/3, ông Pompeo một lần nữa khẳng định Mỹ luôn đảm bảo cam kết không lay chuyển, đó là giữ Biển Đông luôn là vùng biển mở cho giao thương hàng hải quốc tế, trong bối cảnh Trung Quốc không giấu giếm ý định kiểm soát toàn bộ tuyến đường biển huyết mạch này. Ông nói rằng, bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào quân đội, máy bay hay tàu công cộng của Philippines tren biển Đông cũng sẽ kích hoạt các nghĩa vụ phòng vệ tương hỗ theo các điều khoản của Hiệp ước phòng thủ chung.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã đặt câu hỏi về cam kết của Mỹ đối với Philippines và cảnh báo về những hậu quả không thể lường trước được.

Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam
Nội bộ Philippines lủng củng vì biển Đông

Ông nói: "Không phải vì thiếu sự trấn an làm tôi lo lắng. Mà đó là bởi vì nó có thể liên quan đến một cuộc chiến tranh mà chúng tôi không kiếm tìm và cũng chẳng mong đợi".

Bình luận về những tuyên bố của Bộ trưởng Philippines, chuyên gia Daria Panarina từ Viện Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét rằng, theo quan điểm ngày càng trở nên phổ biến ở Philippines, bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào hoàn toàn không có lợi cho họ.

Nhiệm vụ chính của quân đội Philippines là duy trì an ninh trong nước trong trường hợp có hành động khủng bố, chứ không phải để đối phó hành động vũ trang xâm lược từ bên ngoài. Do đó, bất kỳ cuộc xung đột nào đều là gánh nặng tài chính và quân sự rất lớn đối với đất nước này. Philippines không thể chấp nhận việc tham gia vào một cuộc xung đột của những nước khác, vì vậy họ đang cố gắng bằng mọi cách để tránh điều đó.

Một ngư dân đang sửa thuyền của mình, trông ra xa là  chiếc thuyền đánh cá đang hoạt động ở bãi biển tranh chấp ở Biển Đông, tại Masinloc, Zambales, Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines cáo buộc quân đội Trung Quốc ngụy trang thành ngư dân ở Biển Đông

Nhận xét về lập trường của ông Lorenzana về sự cần thiết phải sửa đổi hiệp ước về phòng thủ chung với Hoa Kỳ, bà Daria Panarina lưu ý rằng, văn bản của tài liệu này là rất mơ hồ. Không có từ ngữ cụ thể nào về nghĩa vụ của các bên trong những tình huống khác nhau. Cụ thể, không rõ các đồng minh phải hành động như thế nào trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang. Có lẽ Philippines muốn làm rõ tất cả những điều này để không có những lập luận sai lầm về hiệp ước, bà Daria Panarina nói.

Chuyên gia Zhang Jie từ Viện châu Á-Thái Bình Dương và Chiến lược toàn cầu tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc chia sẻ ý kiến ​​của chuyên gia Nga:

Trước đây, Philippines đã yêu cầu xem xét lại hiệp ước phòng thủ chung với Hoa Kỳ. Philippines đã tìm thấy nhiều điều khoản mơ hồ trong hiệp ước, đặc biệt là về phạm vi áp dụng thỏa thuận này. Vì vậy khi Philippines đối mặt với cuộc xung đột ở Biển Đông vào những năm 2013 —2014, họ muốn đưa cuộc xung đột này vào khuôn khổ hiệp ước. Nếu có như vậy thì trong trường hợp có bất kỳ mối đe dọa nào đối với Philippines, Hoa Kỳ phải cung cấp cho họ hỗ trợ quân sự. Vào thời điểm đó, yêu cầu xem xét lại hiệp ước đã được coi như một nỗ lực của Philippines đưa cuộc xung đột ở Biển Đông vào khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung. Nói cách khác, Philippines đã muốn để quân đội Mỹ cung cấp sự hỗ trợ trong vùng biển tranh chấp.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Philippines muốn tham vấn Việt Nam về vấn đề Biển Đông và COC, Trung Quốc sẽ tìm cách cản

Do đó, theo ý kiến của nhiều nhà quan sát, những lời hứa của Mike Pompeo đánh dấu việc Mỹ đang thay đổi đường lối của mình. Trước đây không có một quan chức nào ở cấp độ cao như Mike Pompeo nói rõ rằng cuộc xung đột ở Biển Đông có thể trở thành một phần của hiệp ước phòng thủ chung. Theo tôi, điều này là một mối đe dọa đối với Trung Quốc. Tình hình đang thay đổi nhanh chóng, và ý kiến ​​của một số chuyên gia Mỹ cũng đang thay đổi. Các tuyên bố của Bộ trưởng Lorenzana cũng có vẻ khác thường. Mặc dù chúng ta chưa biết nguyên nhân thực sự của những thay đổi đó, nhưng, tôi có cảm giác rằng, Bộ trưởng Lorenzana muốn đưa cuộc xung đột ở Biển Đông ra ngoài khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung với Hoa Kỳ để nước ông không tham gia vào các cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Do đó, theo tôi, cần phải làm sáng tỏ nguyên nhân của những thay đổi đột ngột trong hành động của Philippines, đặc biệt là các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng. Chưa rõ những thay đổi đó đã diễn ra trong bối cảnh nào. Tuy nhiên, những thay đổi như vậy có thể có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Philippines loay hoay mắc kẹt trong quan hệ Mỹ - Trung

Philippines,cũng như các quốc gia khác liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, đang tìm cách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời thu được lợi ích từ việc phát triển hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Xu hướng này tạo ra các điều kiện tiên quyết để Trung Quốc và các nước ASEAN xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Dự kiến, vòng đàm phán đầu tiên về việc chuẩn bị một văn bản chung sẽ diễn ra vào tháng 3.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала