Nikkei: Trừng phạt và cách mạng đá phiến của Mỹ đã đưa khí hóa lỏng của Nga đến châu Á

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhLNG
LNG - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày nay, Nga đang tích cực phát triển sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng, và thậm chí đã mời các công ty Nhật Bản tham gia dự án tại Yamal. Theo nhận xét của Nikkei Asian Review, trong điều kiện lệnh trừng phạt của phương Tây và việc Mỹ tăng cường vị thế nhà xuất khẩu dầu khí toàn cầu, Matxcơva cần đến thị trường và các đối tác châu Á.

Theo quan điểm của Nikkei Asian Review, nguyên nhân chính khiến Nga nhanh chóng thành công với các dự án LNG là lập trường của Tổng thống Vladimir Putin, cho rằng sự phát triển vùng Viễn Đông là bước ngoặt đối với đất nước Nga. Để duy trì vị thế nhà cung cấp tài nguyên năng lượng hàng đầu, Matxcơva phải thâm nhập và nắm thị trường châu Á, nơi nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh. Còn để cung cấp khí đốt trên cự ly xa thì riêng đường ống dẫn khí sẽ không đủ, và ở đây cần có khí hóa lỏng LNG.

lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng - Sputnik Việt Nam
Nga và Việt Nam ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cung cấp LNG và phát triển sản xuất điện khí

Ngoài ra, hiện hữu hai yếu tố nữa góp phần thúc đẩy sự chuyển hướng của Nga sang phía Đông: châu Âu đang cố thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt do Matxcơva cung cấp, cũng như hoạt tính ráo riết của Hoa Kỳ với tư cách nhà cung cấp dầu khí đốt toàn cầu. Với việc xây dựng các nhà máy hóa lỏng khí đá phiến ở các bang Texas và Louisiana, Hoa Kỳ không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tiến ra thị trường thế giới như là nhà xuất khẩu loại nhiên liệu năng lượng này. Đó là con bài cạnh tranh nặng ký. Lượng LNG dành cho Mỹ từ châu Phi và Trung Đông buộc phải chuyển sang châu Âu, và điều đó tạo ra mối đe dọa đối với vị thế "gần như độc quyền" của Nga khiến Matxcơva cần tái định hướng sang thị trường châu Á.

Терминал сжиженного природного газа (СПГ) во Франции - Sputnik Việt Nam
WP: kế hoạch xuất khẩu LNG của Trump sang châu Âu quá lạc quan

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ và phương Tây áp đặt, Matxcơva cần đến khách mua từ châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, đang là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, — Nikkei Asian Review nhấn mạnh. Vốn tư bản Nhật Bản có thể cung cấp hỗ trợ đáng kể vào sự khai phá phát triển vùng Bắc Cực. Tuy nhiên, khí đốt của Nga có thể cạnh tranh với thứ nhiên liệu năng lượng đã xuất hiện ở châu Á là LNG của Mỹ. Vì vậy, bất chấp áp lực của Tokyo và triển vọng hợp tác với Nga, các công ty Nhật Bản cần phải quyết định lựa chọn, nên rót vốn đầu tư vào dự án nào.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала