Thừa Thiên – Huế: ý tưởng độc đáo tôn vinh áo dài dịp 8-3

© Ảnh : Nguyễn Doãn QuangÁo dài tím Huế trong không gian di tích Cố đô
Áo dài tím Huế trong không gian di tích Cố đô - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Khi nhắc tới Cố đô, kinh thành Huế là thấy hình bóng tà áo dài thướt tha, ẩn hiện trong không gian lăng tẩm, trong cung điện, sân vườn. Chắc chắn hình ảnh này càng tôn giá trị văn hóa của di tích Huế lên rất nhiều lần. Hơn nữa, áo dài cũng là di sản”, NTK áo dài Quang Huy nói với Sputnik.

Ngày 5/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên — Huế Phan Ngọc Thọ có công văn chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện miễn vé tham quan các điểm di tích Huế từ ngày 7 đến 9/3 đối với phụ nữ trong nước và quốc tế, khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.

"Các bạn tôi và tôi rất vui mừng khi biết tin này. Chúng tôi đã lên kế hoạch đi tham quan Đại Nội, lăng Tự Đức, Minh Mạng trong những tà áo dài đẹp nhất của mình nhân dịp 8-3 năm nay", — Chị Thu Hương, PGĐ Chi nhánh ngân hàng Vietinbank Nam Thừa Thiên — Huế chia sẻ với Sputnik.

"Nhân ngày 8/3 ngày của chị em, việc miễn phí cho tất cả phụ nữ kể cả phụ nữ nước ngoài được tham quan các lăng tẩm và đại nội là một chỉ đạo hay. Mình rất muốn tất cả phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt nam nói chung thường xuyên mặc áo dài trong các ngày lễ hội. Và các em học sinh nữ nên mặt áo dài đồng phục đến trường, việc này sẽ làm cho thành phố Huế thanh lịch hơn, Việt Nam mình đẹp hơn! Áo dài Việt Nam mình đã và đang bay xa trên thế giới và mình luôn tự hào là một phụ nữ Huế!", — chị Nguyễn Thị Nhạn, phường An Đông, thành phố Huế, chia sẻ suy nghĩ của mình với Sputnik.

© Ảnh : Nguyễn Doãn QuangCô gái Huế bên một di tích cổ
Cô gái Huế bên một di tích cổ - Sputnik Việt Nam
Cô gái Huế bên một di tích cổ

Cách đây không lâu, tỉnh Thừa Thiên — Huế đã triển khai cuộc vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam với mong muốn đưa hình ảnh áo dài Huế trở lại "Thuở vàng son", góp phần quan trọng nâng cao vị thế vẻ đẹp của người phụ nữ Huế.

"Mình nhớ, hồi còn nhỏ, luôn thấy phụ nữ mặc áo dài. Đi đâu cũng mặc áo dài, đi bán gánh chè, đậu hủ, rồi mình lớn lên cũng thấy mẹ mình đi chợ Đông Ba cũng áo dài, bước ra đường cũng áo dài, bây giờ chỉ thấy áo dài trong các ngày lễ hội. Mình muốn áo dài trở lại thời  vàng son của nó", — chị Kim Nga, phường Phú Hội, thành phố Huế, tâm sự với Sputnik.

Theo lời nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca Huế thính phòng, thì ở Huế phảng phất màu của kinh thành, của sự uy nghiêm, cho nên dường như điều này ảnh hưởng đến tính cách cũng như trang phục của cư dân nơi đây. Những tà áo dài Huế chứa đựng trong ấy bao niềm sâu kín khiến người khác phải khám phá, phải ngẩn ngơ.

"Có sự gắn bó sâu sắc hình ảnh tà áo dài Huế với không gian kinh thành. Cho nên, tôi thấy rằng, việc vận động nhằm đưa hình ảnh áo dài Huế trở lại thuở vàng son đã nhận được nhiều sự đồng tình, nhưng việc "chính sách hóa" hoạt động này như một sự kích cầu du lịch thật là ý tưởng độc, mới lạ. Tôi đánh giá cao ý tưởng của Thừa Thiên — Huế", — nhà thơ người Huế Tuệ Nhật Mặc Nhân chia sẻ suy nghĩ của mình với phóng viên Sputnik.

© Ảnh : Nguyễn Doãn QuangTrong một di tích Cố đô Huế
Trong một di tích Cố đô Huế - Sputnik Việt Nam
Trong một di tích Cố đô Huế

Tại Cố đô Huế của Việt Nam, hình ảnh những tà áo dài truyền thống ngày càng lan tỏa trong các cơ quan, công sở, trường học, trên các đường phố. Hình ảnh đó góp phần quan trọng vào việc tôn vinh bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống của tà áo dài Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của phụ nữ vùng đất Cố đô và làm cho Huế đẹp hơn, lãnh mạng hơn, duyên dáng hơn.

"Theo quan điểm của một nhà thiết kế áo dài, tôi đánh giá nỗ lực đưa ra nhiều cách để khuyến khích mọi người mặc áo dài đi học, đi làm và đi tham quan các di tích lịch sử trang nghiêm của Huế là những quyết sách  quá hay. Vì kinh đô Huế là nơi đang bảo tồn nhiều giá trị lịch sử, là nơi linh thiêng, là kinh đô xưa, và nói tới Huế là nói đến những tà áo dài của phụ nữ xứ Huế. Nếu được thì không phải chỉ có nhân ngày phụ nữ 8/3, mà suốt cả năm cứ những ai mặc áo dài đi vãn cảnh đều được miễn phí", — NTK áo dài nổi tiếng Quang Huy phát biểu với Sputnik.

Đến với xứ Huế mộng mơ, đó không chỉ là đến với đền đài, lăng tẩm hay những câu chuyện lịch sử, thâm cung bí sử, với thiên nhiên núi, sông, biển hài hòa, mà còn là chiêm ngưỡng nét dịu dàng, e ấp của người con gái Huế trong tà áo dài thướt tha. Áo dài Huế nay cũng là một sản phẩm du lịch. Mặc áo dài Huế như góp phần bảo tồn một nét văn hóa đặc sắc, quý giá của dân tộc.

"Khi nhắc tới Cố đô, kinh thành Huế là thấy hình bóng tà áo dài thướt tha, ẩn hiện trong không gian lăng tẩm, trong cung điện, sân vườn. Chắc chắn hình ảnh này càng tôn giá trị văn hóa của di tích Huế lên rất nhiều lần. Hơn nữa, áo dài cũng là di sản", — NTK áo dài Quang Huy nói với Sputnik.

© Ảnh : Nguyễn Doãn QuangCô gái Huế
Cô gái Huế - Sputnik Việt Nam
Cô gái Huế

Đại Nội Huế một ngày nắng tháng Ba. Những tà áo dài Huế mang lại cho không gian nơi đây chất lãng mạn, chất thơ đặc biệt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала