Việt Nam không thể sống dưới cái bóng của Trung Quốc “thù địch”

© Ảnh : Trung Nguyên-TTXVNĐài tưởng niệm Pò Hèn, tháng 2/2019.
Đài tưởng niệm Pò Hèn, tháng 2/2019. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong tuần lễ vừa qua, chủ đề và thông tin trên báo chí cùng các phương tiện truyền thông nước ngoài viết về Việt Nam rất đa dạng.

Quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, những vấn đề, thành tựu của nền kinh tế Việt Nam, trẻ em Việt Nam ở châu Âu, du lịch và thể thao — đây chưa phải là danh sách đầy đủ các chủ đề mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Sáng 27/2/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai, được tổ chức trong 2 ngày 27-28/2/2019 tại Thủ đô Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Trump lo sợ chủ nghĩa xã hội nhưng khâm phục nước CHXHCN Việt Nam
Một loạt bài báo trên các phương tiện truyền thông nước ngoài viết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ — CHDCND Triều Tiên tại Hà Nội và chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. MarketWatch đưa tin: tuần này trên hai trang web của Mỹ chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên, đã trích dẫn hình ảnh từ vệ tinh thương mại cho thấy nước này đang khôi phục một số cơ sở tại tổ hợp thử tên lửa ở phía tây bắc đất nước;  cơ quan tình báo Hàn Quốc cũng báo cáo thông tin tương tự  cho các nhà lập pháp tại Seoul. «Tôi sẽ rất, rất thất vọng với chủ tịch Kim», Tổng thống Mỹ  phản ứng trước thông báo này. Ấn bản Channel NewsAsia khi đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong Un đã lưu ý mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đặt vòng hoa viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sau cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump.

Ông Kim đã đến thăm Trung Quốc bốn lần, đây là nước bảo trợ chủ đạo và đối tác thương mại chính, nhà cung cấp viện trợ cho  Bắc Triều Tiên, nhưng không một cơ quan truyền thông nhà nước nào đưa tin về việc viếng lăng Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh. Nhưng ông nội  Kim Jong — un, Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), từng là bạn thân của chủ tịch Hồ Chí Minh và đã gửi phi công chiến đấu, chuyên gia chiến tranh tâm lý đến Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam, bài báo viết. Và ấn phẩm NK News lưu ý thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh, của ông nội và cha Kim Jong-un — Kim Il Sung và Kim Jong-il — cũng được thường xuyên bảo quản và duy trì với sự trợ giúp bằng công nghệ độc đáo của các chuyên gia Nga, chính từ viện nghiên cứu đảm nhận việc ướp thi hài lãnh tụ Lenin.

Đặng Tiểu Bình - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Vì sao trung Quốc quyết “trừng phạt Việt Nam”?
Ấn bản Nikkei Asian Review của Nhật Bản đã dành một bài viết về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và mối quan hệ phức tạp Việt — Trung. « Nguyên nhân của sự thù địch phổ biến đối với Trung Quốc trong xã hội Việt Nam có gốc rễ sâu xa. Không có quốc gia nào khác ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng như vậy do những khát vọng bành trướng của nước láng giềng phía bắc. Chống lại sự thống trị bên ngoài — chủ yếu là người Trung Quốc — nằm ở nền tảng bản sắc dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư từ Trung Quốc, kết hợp với mối quan hệ lịch sử và ý thức hệ giữa hai đảng cộng sản, khiến quan hệ bắt buộc phải trở thành tốt đẹp. Mặc dù thực tế là Việt Nam đã chuyển sang đối trọng với chính phủ Trung Quốc bằng cách tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế và an ninh, Hà Nội đang cố gắng trấn an Trung Quốc. Khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1991, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thừa nhận vô điều kiện rằng đất nước của họ không thể sống mãi dưới cái bóng của một nước Trung Quốc thù địch», tờ báo viết và trích dẫn lời một trong những tướng chỉ huy quân đội Việt Nam: « Chúng ta phải học cách sống chung với người hàng xóm khổng lồ». Theo mức độ gia tăng sức mạnh kinh tế và chính trị của Trung Quốc, thông điệp này cần được phổ biến rộng rãi trong khu vực, tác giả bài báo tin tưởng.

Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Không có gì có thể làm thay đổi vectơ phát triển của Việt Nam
Còn bây giờ là một số tin tức về chủ đề nền kinh tế Việt Nam. Thời báo Hoàn cầu viết về những rủi ro của đầu tư dài hạn trong nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, chi phí lao động và giá cả đất đai cũng tăng lên, ngoài ra, trình độ học vấn thấp của công nhân địa phương tạo ra các vấn đề trong quản lý kinh doanh. Đồng thời do các quy định nghiêm ngặt của quốc gia về bảo vệ môi trường, các công ty cũng phải chi phí cao cho năng lực sản xuất. OilPrice cho rằng sự gia tăng ảnh hưởng Trung Quốc trong khu vực ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển của Việt Nam về khai thác tài nguyên khí đốt tự nhiên trên thềm lục địa. Đất nước cần phát triển cấu trúc các nguồn cung cấp năng lượng, bao gồm thủy điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo. Việt Nam đứng thứ hai ở châu Á về số lượng phụ nữ trong kinh doanh, theo tin từ Tân Hoa Xã . Diễn đàn Kinh tế thế giới lưu ý Việt Nam nằm trong số 25 quốc gia hàng đầu thế giới đang thu hẹp khoảng cách giới tính trong lực lượng lao động. Ấn phẩm Eleven Myanmar đã đăng một bài viết về mức lương thấp trong ngành may mặc Việt Nam, đó là nguyên nhân buộc công nhân phải làm thêm giờ và gây tổn hại sức khỏe của họ. Tuyến đường sắt xuyên lục địa Việt Nam — Trung Quốc — Kazakhstan — Châu Âu đã được đưa vào hoạt động, báo Nga RZHD-Partner đưa tin.

Ấn bản The Peninsula Qatar đã công bố một nghiên cứu về số phận của trẻ em Việt Nam, bị đưa đến làm việc ở Anh và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. « Mức độ bạo lực mà trẻ em «xuất khẩu lao động» từ Việt Nam sang châu Âu phải chịu đựng, đã gây sốc cho mọi người", bài báo trích dẫn lời chuyên gia.

Và cuối cùng — tin tức về du lịch và thể thao. Trang web của Nga Big Asia thông tin về việc khai trương cây cầu kính ở tỉnh Sơn La vào ngày 25 tháng 4 trên cao nguyên Mộc Châu. Và FOX Sports Asia đưa tin vui cho biết HLV Park Hang-seo đã thay đổi ý định và sẽ huấn luyện cả đội tuyển quốc gia cùng đội tuyển trẻ Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала