Cần một lời giải thích từ Bộ trưởng

© Ảnh : VnEconomyBộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Lấy nước phát điện, dân vẫn phải mua giá cao, xăng dầu sử dụng nguyên liệu trong nước dân vẫn phải trả theo giá thế giới là vô lý” - ông Bùi Sinh Quyền Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nhận định và cho rằng ngành công thương cần minh bạch, đừng viện lý do khi quyết định tăng giá xăng dầu trong dịp đầu năm 2019, báo Lao động và Đất Việt bình luận.

Cơ sở của lập luận này, theo Đất Việt, là từ thực tế "trong 2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu chỉ đạt "0 USD" qua Hải quan TPHCM, nhờ vào việc các doanh nghiệp trong nước sử dụng xăng của nhà máy Dung Quất nhưng song song, cùng thời điểm, ngành xăng dầu vẫn tăng tới 900 đồng/ 1 lít.

Trạm xăng - Sputnik Việt Nam
Nhập "0 đồng" tiền xăng nhưng lại tăng giá: "Đó là vô lý, sai lầm phải thay đổi"

Câu hỏi của ĐBQH Phạm Văn Hoà, lập luận của ông Bùi Sinh Quyền cũng là thắc mắc chung của dân chúng!

Năm ngoái, người dân đã kỳ vọng biết bao nhiêu trước những cái tên Dung Quất, Nghi Sơn khi trên báo Nhân Dân, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Phan Thế Ruệ từng đánh giá: Thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2018 sẽ tăng khoảng từ 7 đến 8% so với năm 2017, tương đương hơn 18 triệu tấn. Trong đó, riêng hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn đã có thể đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xăng dầu trong nước. 

Thế chủ động và sự lạc quan càng được đẩy cao khi Nghi Sơn, dự án trọng điểm quốc gia với mức đầu tư lên tới 9 tỉ USD, cho ra đời những lít xăng thành phẩm đầu tiên. Khi ấy, một lãnh đạo Bộ Công Thương còn lạc quan: Cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản lượng xăng dầu cung cấp từ 2 nhà máy lọc dầu sẽ đáp ứng khoảng 80 — 90% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu".

Việt Nam đang là quốc gia vừa xuất vừa nhập. Xuất dầu thô và nhập xăng dầu thành phẩm. Sự vô lý này đang phản ánh sự lạc hậu, những yếu kém mà Nghi Sơn, hay Dung Quất chính là những kỳ vọng, là câu trả lời.

EVN - Sputnik Việt Nam
Tại sao EVN lãi lớn vẫn tăng giá điện?
Nhớ năm ngoái, chính Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng phải có văn bản kêu cứu gửi Thủ tướng trước nguy cơ ế hàng triệu m3 xăng.

Theo đó, từ tháng 8.2018 Nghi Sơn đã chốt bán khoảng 419.000m3 và tiếp tục chào bán 554.000 m2 xăng dầu trong tháng 9. Và "thị trường sẽ tiếp tục dư thừa một lượng xăng rất lớn". Dự báo xăng RON95 sẽ dư thừa 31.779 m3, xăng E5RON92 dư 635.358 m3. Năm 2019, xăng RON95 thừa 352.740 m3, còn E5RON92 thừa 575.464 m3.

Vì sao dư thừa?

Vì sao "đầu tư rất lớn, rất nhiều nhà máy khai thác, chế biến dầu thô nhưng vì sao dầu thô trong nước vẫn không được sử dụng mà phải  bán đi với giá rẻ?"

Và tại sao nhập "0 đồng" mà vẫn tăng tới 900 đồng mỗi lít "theo giá thế giới".

Người dân mong muốn một lời giải thích bởi đó cũng chính là một nhu cầu được thấy sự công khai, minh bạch.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала