Toàn cảnh trận Gạc Ma khiến 64 chiến sĩ hy sinh: Việt Nam cần sòng phẳng với lịch sử

© Ảnh : Nguyễn Viết Thái/ Tiền PhongAnh hùng Vũ Huy Lễ và sĩ quan, thủy thủ tàu HQ-505, tháng 4/1988
Anh hùng Vũ Huy Lễ và sĩ quan, thủy thủ tàu HQ-505, tháng 4/1988 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 14/3 cách đây 30 năm, Trung Quốc cho tàu hộ vệ tên lửa và binh lính tấn công, xâm chiếm cụm đá Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (quần đảo Trường Sa), bắn chìm 2 tàu vận tải HQ. 604, HQ. 605, thảm sát 64 chiến sĩ, chiếm trái phép bãi đá Gạc Ma của Việt Nam, theo VTC News.

Theo tư liệu lịch sử, hai tháng đầu năm 1988, sau khi chiếm giữ trái phép 5 bãi đá gồm: Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Xu Bi, quân Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị thực hiện ý đồ thôn tính 3 đảo: Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Tập trận bắn đạn thật trên đảo Thuyền Chài. - Sputnik Việt Nam
Lính Trung Quốc hiểu "Vòng tròn bất tử" là lời thề bảo vệ Gạc Ma. Và cuộc thảm sát bắt đầu

Đầu tháng 3/1988, Hải quân Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến, gồm: tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu pháo, 2 tàu đổ bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn.

Trước sự bành trướng ngang ngược của quân Trung Quốc, Quân chủng Hải quân Việt Nam xác định, Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để Trung Quốc chiếm giữ sẽ khống chế đường tiếp tế của ta cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa.

Vì vậy, Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng Hải quân Việt Nam hạ quyết tâm đóng giữ Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Quân chủng Hải quân Việt Nam điều 3 tàu vận tải mang khí tài, vật liệu xây dựng đóng giữ các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. 

Ngày 12/3/1988, tàu HQ. 605 (thuộc Lữ đoàn 125), do ông Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng, xuất phát từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao. Sau 29 giờ vượt sóng to, gió lớn, Tàu HQ. 605 đến Len Đao và cắm cờ Tổ quốc lên đảo (lúc 5h ngày 14/3/1988), khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của ta.

© Ảnh : An Ninh Thủ ĐôCác chiến sĩ Việt Nam tham gia giữ chủ quyền ở Gạc Ma
Các chiến sĩ Việt Nam tham gia giữ chủ quyền ở Gạc Ma - Sputnik Việt Nam
Các chiến sĩ Việt Nam tham gia giữ chủ quyền ở Gạc Ma

Lê Mạnh Hà - Sputnik Việt Nam
Con trai Đại tướng Lê Đức Anh: Trường Sa 1988- Không nổ súng trước nhưng phải nổ súng
Tiếp đó, 9h ngày 13/3/1988, tàu HQ. 604 do ông Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ. 505 do ông Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng, xuất phát từ đảo Đá Lớn tiến về Gạc Ma, Cô Lin.

Phối hợp với hai tàu HQ. 604 và HQ. 505 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, 4 tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do ông Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu).

Trả lời PV VTC News, cựu binh Nguyễn Văn Thống (quê Quảng Bình — người trực tiếp tham gia chiến đấu trên tàu HQ. 604 tại Gạc Ma ngày 14/3/1988) cho biết, 6h ngày 14/3/1988, những người lính trên tàu HQ. 604 cùng nhau thức dậy, mọi chuyện vẫn chưa có gì. Khoảng một tiếng sau, các chiến sĩ thấy tàu Trung Quốc xuất hiện.

"Sau đó, quân Trung Quốc lái ca nô đến và nói đây là đảo của họ và bắt quân mình rời đi. Tuy nhiên, chúng tôi đáp lại họ rằng, đây là đảo của Việt Nam. Lúc sau, thấy quân Trung Quốc cắt dây neo tàu, chúng tôi lại ra nối lại", cựu binh Thống kể.

Cùng lúc này, Thiếu uý Trần Văn Phương (quê Quảng Bình) dẫn đầu một đoàn tiến vào đảo Gạc Ma cắm cờ để khẳng định chủ quyền Việt Nam. Khi quân Trung Quốc xông vào cướp cờ, Thiếu uý Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ thuộc quyền lao vào giằng lại.

Các chiến sĩ công binh cũng lao vào hỗ trợ, với cuốc, xẻng, gạch đá giao chiến để tránh gây cớ bùng nổ xung đột vũ trang.

Trong lúc giành giật, lính Trung Quốc đã nổ súng, bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương và 2 chiến sĩ Nguyễn Mậu Phong, Đậu Xuân Tư.

© Ảnh : VTCNewsCựu binh Nguyễn Văn Thống kể lại cuộc chiến tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Cựu binh Nguyễn Văn Thống kể lại cuộc chiến tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.  - Sputnik Việt Nam
Cựu binh Nguyễn Văn Thống kể lại cuộc chiến tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.

"Lúc đó, tôi thấy người anh Phương đầy các vết đạn và máu nhưng khi gục xuống anh vẫn giữ vững lá cờ Tổ quốc trên tay", cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Thống sụt sùi kể.

Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương duyệt đội danh dự trên đảo Phan Vinh. - Sputnik Việt Nam
Con trai cựu Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ: Tôi muốn người Mỹ biết rõ về cuộc thảm sát ở Gạc Ma
Không ép được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7h30 ngày 14/3, hai tàu Trung Quốc bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng tàu HQ. 604 của ta, rồi bất ngờ cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu đánh trả quyết liệt.

Trận đánh diễn ra mỗi lúc thêm ác liệt. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ. 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp từ đó đến nay.

Tại đảo Cô Lin, 6h ngày 14/3/1988, tàu HQ. 505 đã cắm hai lá cờ lên đảo. Khi tàu HQ. 604 của ta bị chìm, Thuyền trưởng tàu HQ. 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo ủi bãi.

Phát hiện thấy ta cơ động lên bãi, hai tàu của Trung Quốc quay sang tấn công tàu HQ. 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu HQ. 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy.

8h15 ngày 14/3, bộ đội trên tàu HQ. 505 vừa dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ của tàu HQ. 604 vừa bị Trung Quốc đánh chìm.

Cán bộ, chiến sĩ của Tàu HQ. 505 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở đảo Cô Lin. Cho đến nay, là cờ đỏ sao vàng của Việt Nam vẫn phấp phới tung bay trên đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8h20 ngày 14/3, tàu của Trung Quốc bắn chìm tàu HQ. 605 của ta. Cán bộ, chiến sĩ của tàu HQ. 605 phải dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn (đến 6h ngày 15/3 mới đến đảo).

Tại Len Đao, sau trận chiến Gạc Ma, chúng ta đấu tranh kiên quyết, khiến Trung Quốc lui quân, ta bảo vệ thành công Len Đao đến hôm nay.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
"Việt Nam chỉ là "hạ quốc": Học giả Trung Quốc bình luận chiến lược của Hà Nội ở Biển Đông
Trên báo GDVN, TS Trần Công Trục cho hay, quan điểm của Việt Nam là theo nguyên tắc "chiếm hữu thật sự" mà công pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang áp dụng, chứ không phải theo nguyên tắc "chủ quyền lịch sử" mà phía Trung Quốc đang theo đuổi. 

Nếu chỉ cung cấp các thư tịch, bản đồ lịch sử mà không gắn với nội dung phân tích về nguyên tắc pháp lý quốc tế thì có thể dẫn đến tình trạng "lợi bất cập hại", thậm chí lại có lợi cho quan điểm của Trung Quốc.

Sòng phẳng với lịch sử sẽ vừa góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực, đoàn kết dân tộc, củng cố quan hệ hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt Nam — Trung Quốc.

Khi hai nước xung đột đối đầu, việc nói xấu, lên án chỉ trích nhau cũng là điều có thể hiểu được. 

Nhưng khi bình thường hóa quan hệ, cả hai phía đều không chủ động cùng đánh giá lại bài học lịch sử để rút ra kinh nghiệm cho mình, tránh lặp lại chiến tranh, xung đột. 

Thay vì nhìn thẳng vào quá khứ với thái độ khách quan, cầu thị, khoa học, đã có một thời gian dài, chúng ta dường như còn né tránh hay chỉ thông tin một chiều… 

Nhưng nỗi đau vẫn luôn còn đó, âm ỷ trong lòng người, càng che lấp thì càng mưng mủ. 

Và khi mâu thuẫn xung đột nổ ra ngoài Biển Đông, nó lại bùng phát.

Tất cả là do lòng yêu nước đã bị một nhóm đối tượng kích động, do người dân không được cung cấp đầy đủ thông tin. 

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
"Lịch sử" nào làm xấu đi đến quan hệ Việt - Trung?
Trong dư luận Việt Nam ngày nay vẫn còn nhiều quan điểm, thông tin khác nhau xung quanh sự kiện Hoàng Sa 1974, cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979-1989, Gạc Ma 1988 và cả những thắc mắc xung quanh quan hệ Việt Nam — Trung Quốc. 

Có những luồng thông tin nguy hại đang gây chia rẽ trong xã hội, lại là chính những gì những kẻ dòm ngó lãnh thổ chúng ta đang mong muốn nhìn thấy. 

Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần sòng phẳng với lịch sử, có những bước đi thích hợp đánh giá công khai các sự kiện này dưới ánh sáng Công pháp quốc tế, rút ra bài học cho mình để trả lại cho lịch sử sự chân thực vốn có của nó.

Chỉ có như vậy, chúng ta mới làm nguôi ngoai vết thương chiến tranh, củng cố đại đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước cường thịnh mà không phải lo mầm mống bạo loạn bất ổn từ bên trong. 

Với Trung Quốc, nhìn nhận khách quan các sự kiện lịch sử đó không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù, mà là hướng tới việc gìn giữ, củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị, hòa bình cùng phát triển với Trung Quốc, đồng thời cũng cảnh giác không để dẫn đến chiến tranh, xung đột hoặc lại để bản thân rơi vào tình huống bị lợi dụng.

© Ảnh : VTCNow/VOVBi tráng Gạc Ma
Bi tráng Gạc Ma - Sputnik Việt Nam
Bi tráng Gạc Ma
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала