Việt Nam làm đường sắt nối Hải Phòng - Trung Quốc?

© Ảnh : Tùng Tin/ZingĐường sắt Việt Nam: Tuyến Sài Gòn - Nha Trang (Tàu SNT2)
Đường sắt Việt Nam: Tuyến Sài Gòn - Nha Trang (Tàu SNT2) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ GTVT đang nghiên cứu làm tuyến đường sắt mới dài 393km nối cảng biển Hải Phòng đi cửa khẩu Lào Cai sang Trung Quốc với khổ đường 1.435mm và vận tốc 160km/h, Vietnamnet cho hay.

Đi qua 8 tỉnh thành, dài 393km

Để khai thác tối đa hành lang Đông  — Tây qua Trung Quốc đi các nước Trung Á và châu Âu, Bộ GTVT đang lập dự án quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai — Hà Nội — Hải Phòng.

Tàu đường sắt - Sputnik Việt Nam
Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng: Chở hàng Trung Quốc?

Đơn vị tư vấn lập dự án là công ty hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số năm Đường sắt Trung Quốc.

Tuyến đường sắt mới dài khoảng 393km, trong đó cải tạo tuyến đường sắt khổ 1.000mm dài 12,9km; tuyến kết nối từ ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) tới ga Lào Cai dài 5,664km; nối đầu mối Hà Nội có chiều dài 6,793km.

Tuyến đường sắt này đi qua 8 tỉnh, TP: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng với điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

Cụ thể: xuất phát từ ga Lào Cai vượt sông Hồng dọc theo cao tốc Nội Bài — Lào Cai đi theo hướng Nam sông Hồng về ga Đông Anh.

Từ ga Đông Anh tuyến đường vượt cao tốc Hà Nội — Thái Nguyên, về Yên Viên (Gia Lâm), vượt sông Đuống qua khu vực Hưng Yên, chạy dọc theo cao tốc Hà Nội — Hải Phòng qua tỉnh Hải Dương.

Về khu vực Hải Phòng, tuyến đường tiếp tục dọc theo cao tốc qua cầu Tân Vũ — Lạch Huyện tới cảng Lạch Huyện.

Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay sau lễ ký kết tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 20 tháng 10 năm 2016 - Sputnik Việt Nam
Vành đai và con đường: Các nước Đông Nam Á "rủ nhau" dè chừng sáng kiến của Trung Quốc
Cùng với xây dựng tuyến mới, sẽ cải tạo tuyến đường kết nối Hà Khẩu Bắc đến Lào Cai và Lào Cai đến Hà Khẩu; xây dựng kết nối tuyến đường sắt khu vực Hà Nội với khu đầu mối Hà Nội.

Tuyến đường này vượt đường sắt, đường bộ bằng giao cắt khác mức; đồng thời toàn bộ tuyến đường đóng kín bằng lan can bảo vệ để đảm bảo ATGT đường sắt. Tốc độ thiết kế tàu chạy 160km/h.

Ưu tiên kết nối đoạn Lào Cai — Trung Quốc

Theo phương án tư vấn Trung Quốc đề xuất, dự án sẽ phân kỳ đầu tư, trong đó ưu tiên đoạn kết nối từ ga Hà Khẩu Bắc đến ga Lào Cai hoàn thành trước năm 2020; đoạn Lào Cai tới Hải Phòng năm 2025.

Tư vấn đưa ra dự báo, trong ngắn hạn lượng hàng hoá thông qua đoạn Hà Khẩu Bắc — Lào Cai khoảng 9,4 triệu tấn/năm và dài hạn là 12,55 triệu tấn/năm. Nhưng nếu với đường sắt hiện tại phần lớn hàng hoá phải chuyển tiếp từ đường bộ sang đường sắt, đang làm tăng chi phí.

Đường sắt tốc độ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn "thâu tóm" Đông Nam Á bằng kế phát triển đường sắt?
Hiện nay, tuyến đường sắt Hải Phòng — Lào Cai tất cả đều là khổ 1.000mm, trong khi đường sắt Trung Quốc là khổ 1.435mm (trừ một đoạn ngắn sát khu vực biên giới giáp Lào Cai khổ 1.000mm), do vậy tàu hàng từ Việt Nam khó đi sâu vào nội địa Trung Quốc và các nước Trung Á, châu Âu.

Đại diện Cục Đường sắt VN cho hay, phía Trung Quốc đưa ra phương án xây dựng tuyến kết nối khổ 1.435mm vượt sông Nậm Thi (qua biên giới) ở thượng du bằng hầm với chiều dài 2.497m. Còn phía Việt Nam đề nghị, nên theo hướng vượt sông Nậm Thi bằng cầu xây mới ở vị trí trung du, như vậy sẽ giảm chi phí.

Bộ GTVT vẫn đang làm việc với phía Trung Quốc để thống nhất phương án chung và trình Chính phủ hai nước xem xét, quyết định.

Điều chỉnh phương án kết nối

Theo ông Vũ Nam Nguyên — Phó tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, cần nghiên cứu phương án đưa hướng tuyến khác từ Yên Viên về Hải Phòng. Sau khi về đến Yên Viên nên đi theo hướng đến Lim (Bắc Ninh) để từ đây tận dụng dự án đường sắt Yên Viên — Phả Lại — Hạ Long — Cái Lân hiện đã làm khổ đường 1.435mm về đến Uông Bí (Quảng Ninh); tiếp đó xây dựng thêm tuyến mới rẽ về Lạch Huyện. Việc này giảm được chi phí xây dựng khoảng 70km.

Район Пудун в Шанхае, Китай - Sputnik Việt Nam
Vì sao nhiều nước châu Á thận trọng với đề án "Một vành đai-một con đường" của Trung Quốc?
Đồng quan điểm trên, đại diện Tổng công ty Đường sắt VN cho rằng, tuyến đường sắt Hà Nội — Lào Cai theo hướng tư vấn Trung Quốc đề xuất sẽ bị kẹt giữa 2 tuyến đường bộ QL5 và cao tốc Hà Nội — Hải Phòng, rất hẹp nên sẽ hạn chế phát triển năng lực vận tải hàng hoá sau này.  

Trước mắt chỉ làm đường đơn khổ 1.435mm trên toàn tuyến, về lâu dài (khoảng năm 2035) khi nhu cầu vận tải tăng cao nên làm đường khổ đôi.

Hiện tại chưa đưa ra được phương án kết nối nên chưa thể đưa ra tổng mức đầu tư dự án.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, Bộ đã yêu cầu Cục Đường sắt VN bổ sung nguyên tắc lựa chọn hướng tuyến, quy mô phạm vi, phân kỳ đầu tư ga đảm bảo không ảnh hưởng đến tốc độ đô thị hóa trong tương lai. Đồng thời, làm rõ phương án kỹ thuật, tổng mức đầu tư, lộ trình đầu tư tuyến.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала