“Thụy Điển kích động làm xấu thêm quan hệ với Trung Quốc”

© Ảnh : Tony WebsterQuốc kỳ Thụy Điển
Quốc kỳ Thụy Điển - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan Di trú Thụy Điển đã công bố đơn giản hóa thủ tục xin phép ở lại đất nước dành cho người Uigur từ Trung Quốc đang tìm kiếm nơi tị nạn ở nước ngoài.

Tin này thông báo ngày 19 tháng 3 trên đài phát thanh Thụy Điển Sveriges Radios Ekot dẫn nguồn từ ông Carl Bexelius đại diện Cơ quan Di trú Thụy Điển. Thông tin được phát tán trong bối cảnh có hiệu lực cảnh báo của phía Bắc Kinh về nguy cơ đối với công dân Trung Quốc khi đến thăm Thụy Điển. Thời hạn cảnh báo sẽ hết vào ngày 22 tháng 3 năm 2019.

Tuyên bố của quan chức hữu trách rằng người Uigurs từ Trung Quốc có thể được nhận quy chế tị nạn ở Thụy Điển theo cách đơn giản hóa đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hàng đầu của địa phương. Theo ông Bexelius, cả những người Hồi giáo thiểu số hiện đang sống trên lãnh thổ Trung Quốc cũng có thể nộp đơn xin tị nạn.

Ở Thụy Điển, hiện có nhóm nhỏ người Uigurs với quy chế không xác định. Từ tháng 9 năm ngoái, việc trục xuất họ đã ngừng lại. Trong nửa năm qua, dòng người Uigurs từ Trung Quốc đến Thụy Điển không tăng thêm, — Cơ quan Di trú thông báo. Trong khi đó, trên trang web của Cơ quan này có thể tìm thấy một bình luận pháp lý vào ngày 25 tháng 1, trong đó nói về hoàn cảnh bị áp bức của người Uigurs-Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Sở dĩ Thụy Điển ban hành quy tắc mới là bởi tình hình đáng lo ngại ở Tân Cương, — ông Carl Bexelius giải thích. Theo quy định mới, đơn xin hưởng quy chế người tị nạn sẽ được chấp nhận trực tiếp từ người Uigurs-Duy Ngô Nhĩ. Họ sẽ phải chứng minh rằng họ đang là công dân CHND Trung Hoa. Theo đề án đơn giản hóa, chính quyền Thụy Điển cũng sẽ chấp nhận đơn xin của người Uigurs-Duy Ngô Nhĩ từ các khu vực khác của Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Azhdar Kurtov từ Viện nghiên cứu chiến lược Nga đã nêu nhận xét: "Thụy Điển đang thể hiện mình là nước bảo trợ những nhóm đối lập khác nhau và cưu mang dân nhập cư". Theo quan điểm của ông, điều đó khơi lên sự bất bình của hàng loạt cư dân Thụy Điển bình thường, vốn xem dòng di dân từ các khu vực có đặc điểm tâm lý và văn hóa hoàn toàn khác biệt là giống kỳ dị, là "người ngoài hành tinh". Nhưng Chính phủ thấy có nhiệm vụ trung thành với các giá trị tự do Âu châu. Từ lập trường đó cũng nảy sinh mối quan tâm lo lắng của Thụy Điển với cái mà họ cho là vi phạm tín ngưỡng và các quyền khác của người Uigurs-Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Kết quả là Thụy Điển trở thành nơi nương náu cho những nhân vật tuyên xưng nhãn quan cực đoan, kể cả người theo đạo Hồi", — ông Kurtov nhấn mạnh.

Ý kiến của ông được sự tán đồng chia sẻ của chuyên gia Mei Xinyun từ Viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc.

"Những người gọi là "di dân tị nạn" được nhận quy chế này và quyền ở lại Thụy Điển phần lớn là các phần tử tội phạm hình sự. Cá nhân tôi rất muốn thấy Thụy Điển giúp đỡ chúng tôi tiếp nhận vào đất nước những phần tử tội phạm này. Bởi Thụy Điển tự nguyện đảm nhận chức năng "thùng đựng rác" cho Trung Quốc nên tôi không phản đối. Tôi chỉ bày tỏ sự thông cảm với người dân Thụy Điển bình thường trong tương quan này!".

Thụy Điển hiện đang chấp nhận quá nhiều dân tị nạn và người di cư. Dân số Thụy Điển chỉ nhỉnh hơn 10 triệu người một chút, trong đó 15% không sinh ra trên đất Thụy Điển. Ngoài ra, trong những năm gần đây, trong tổng gia tăng dân số của Thụy Điển thì 75% là do dòng di cư, chỉ 25% là sinh sản gốc. Dòng di dân cao đã thành một nguồn phát sinh bất ổn ở Thụy Điển, bất kể vốn là đất nước này có uy tín tốt về an ninh xã hội.

Cơ quan Di trú Thụy Điển đã đồng ý nới lỏng quy định cấp quy chế tị nạn cho người Uigurs-Duy Ngô Nhĩ trong bối cảnh bùng phát tranh cãi ngày càng gay gắt xung quanh tình hình nhân quyền ở Tân Cương. Cụ thể, đề tài này được nêu ra trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Cơ quan đối ngoại của Trung Quốc bác bỏ những lời chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh, lưu ý rằng bản báo cáo "bỏ qua những sự kiện thực tế, chất chứa định kiến ý thức hệ và những cáo buộc vô căn cứ".

Đồng thời, Hoa Kỳ tuyên bố đang nghiên cứu khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những nhân vật bị nghi vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Ngày 18 tháng 3, Hội đồng Nhà nước CHND Trung Hoa phát hành Sách Trắng về vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan, cũng như tuân thủ nhân quyền ở Tân Cương. Cụ thể, tài liệu nói rằng, "từ năm 2014, ở Tân Cương đã tiêu diệt 1.588 nhóm khủng bố và tội phạm, bắt giữ 12.995 tên khủng bố".

"Trong bối cảnh đó, tín hiệu của phía Thụy Điển tỏ ra sẵn sàng che chở cho người Uigurs-Duy Ngô Nhĩ tìm kiếm nơi tị nạn ở nước ngoài, và cưu mang cả những đối tượng có mắc mớ với luật pháp ở Trung Quốc, bao gồm cả những phần tử bị nghi ngờ liên quan khủng bố, quả thực giống như động thái khiêu khích trắng trợn", — ông Azhdar Kurtov nhận xét.

"Khó có thể gọi chính sách mà Stockholm đang theo đuổi là thân thiện trong quan hệ với Trung Quốc. Có thể không đạt kết quả với những biện pháp ngoại giao nghiêm túc nào đó, nhưng trong trường hợp này tất cả phụ thuộc vào mức độ nhận thức của ban lãnh đạo Thụy Điển về tính chất hủy diệt không tốt lành trong đường lối liên quan đến Trung Quốc".

Chuyên gia Mei Xinyun cho rằng Stockholm đang tự dồn mình vào "góc chết" theo hướng Trung Quốc:

"Không cần nghi ngờ gì, bước đi này của Thụy Điển là nỗ lực nhằm bôi nhọ Trung Quốc, ngụy tạo quan niệm rằng các quyền của người Uigurs-Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đang bị xâm phạm chà đạp. Bắc Kinh hiện ngày càng thêm nhiều ngờ vực về nền kinh tế và công nghiệp của Thụy Điển. Trong khi đó, Thụy Điển không chỉ đối xử thô bạo với du khách Trung Quốc, mà còn tìm kiếm những cái cớ để khiêu khích và làm mất uy tín của Trung Quốc. Tôi thương cảm các chính trị gia Thụy Điển rơi vào tình huống này. Họ đang bộc lộ sự bất lực khi đối mặt với Trung Quốc, đây thực sự là thất bại chính trị lớn của Thụy Điển".
Trên thực tế, sự sẵn sàng của "lòng hiếu khách Thụy Điển tiếp nhận vào đất nước này những người di cư Uigurs từ Trung Quốc càng nổi bật lên trong khi quan hệ song phương vốn đã căng thẳng do những sự cố với du khách Trung Quốc. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm ngoái, hơn 40 vụ việc đã xảy ra ở Thụy Điển, kể cả trộm cắp và trấn cướp mà nạn nhân là khách du lịch Trung Quốc. Om sòm nhất là sự cố cảnh sát Thụy Điển sử dụng vũ lực xua đuổi một số du khách Trung Quốc khỏi sảnh khách sạn ở Stockholm. Trong tương quan đến vụ việc này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng hành vi thô lỗ của cảnh sát Thụy Điển đã vi phạm nghiêm trọng vào yêu cầu an ninh và quyền cơ bản của con người. Hàng loạt quan sát viên thậm chí đã thấy ở đây những điển hình về kỳ thị phân biệt chủng tộc.

Trong tương quan này, đã sáu tháng kể từ khi có hiệu lực cảnh báo của phía Trung Quốc về nguy cơ mà các công dân cần đề phòng khi đến thăm Thụy Điển. Hạn chót hiệu lực là ngày 22 tháng 3. Vẫn chưa biết liệu cảnh báo này có gia hạn hay chăng, nhưng hiện không có thông tin gì cho thấy Thụy Điển phản hồi đầy đủ các câu hỏi và khiếu nại của phía Trung Quốc.

Thái độ của phía Thụy Điển đối với du khách từ Trung Quốc đã làm dấy lên sự phẫn nộ của dư luận xã hội Trung Quốc và yêu cầu có hành động trả đũa kiên quyết của Bắc Kinh. Cộng đồng mạng Trung Quốc thậm chí còn kêu gọi đồng bào tẩy chay các thương hiệu Thụy Điển, như IKEA và H&M, cũng như chính đất nước Thụy Điển.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала