Khi tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Liên Xô "không chia sẻ" vùng biển Nhật Bản

© AP Photo / Steve HelberTàu sân bay USS Kitty Hawk
Tàu sân bay USS Kitty Hawk - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
35 năm trước, vào tháng 3 năm 1984, tàu ngầm Liên Xô và tàu sân bay Mỹ va chạm ở vùng biển Nhật Bản. Một trong những sự cố hải quân ồn ào nhất giữa các siêu cường, may mắn đã xảy ra mà không có thương vong về người và hậu quả nghiêm trọng.

Sau đó, vào năm 2000, chính tàu trên lại "trở nên nổi tiếng": các phi công Nga đã "vượt qua" hệ thống phòng không và bảo vệ của nhóm tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ (AUG). Về hai sự kiện lịch sử gần đây - theo tài liệu của "Sputnik".

Su-27 - Sputnik Việt Nam
"Sự cố-2000" trên biển Nhật Bản

Tháng 3 năm 1984, nhóm tàu sân bay mạnh mẽ của Mỹ tiến vào biển Nhật Bản. Họ đang hướng đến bờ biển Hàn Quốc để tham gia vào cuộc tập trận chung ‘Tinh thần đồng đội - 84”. Đứng đầu nhóm là tàu sân bay Kitty Hawk khổng lồ với lượng giãn nước 76.000 tấn và gần một trăm máy bay các loại trên boong. Đi kèm là các tàu tuần dương, khu trục, hộ tống tên lửa và tàu hỗ trợ.

Hoạt động của đội tàu "kẻ thù tiềm năng" ngay gần biên giới Liên Xô đã được báo động cho Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô. Việc theo dõi các hành động và di chuyển của nhóm tàu sân bay được giao cho thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân K-314 (Dự án 671 Yorsh), được trang bị ngư lôi 533 mm, thủy lôi và tổ hợp chống ngầm Vyuga với ngư lôi tên lửa hạt nhân có tầm bắn hơn 40 km.

Sau một vài ngày hải hành, Yorsh đã đến gần nhóm tàu ​​sân bay và bí mật đi theo. Nhưng ở cách bờ biển Hàn Quốc không xa, nhóm tàu Mỹ đã cách xa hơn hơn hai mươi dặm. Liên lạc bị mất, và thuyền trưởng cấp hai, Vladimir Yevseyenko quyết định phải chạy tốc độ tối đa để đuổi kịp, và làm lộ tàu. Hệ thống thủy âm trên Kitty Hawk nhanh chóng "phát hiện" tiếng ồn tàu ngầm Liên Xô, và nhóm tàu ​​sân bay tắt máy để trôi, hoàn toàn im lặng, máy bay ngừng bay.

© Ảnh : Publci domainTàu ngầm Liên Xô K-314 sau vụ va chạm với tàu sân bay Mỹ USS Kitty Hawk
Khi tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Liên Xô không chia sẻ vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm Liên Xô K-314 sau vụ va chạm với tàu sân bay Mỹ USS Kitty Hawk

Tàu ngầm được tàu chống ngầm hạng nặng "Vladivostok" ở gần đó giúp đỡ, thông báo tọa độ chính xác của người Mỹ. Ngày 21 tháng Ba, tàu ngầm Liên Xô phát hiện nhóm tàu Mỹ cách bờ biển Hàn Quốc 150 dặm. Chỉ huy quyết định làm rõ tình hình và ra lệnh "nổi lên dưới kính tiềm vọng". Vladimir Evseenko nhìn thấy đèn bên hông của tàu Mỹ ở khoảng cách 20-30 cáp (4 - 5 km). Và rồi đột nhiên chiếc tàu ngầm bị rung chuyển bởi một cú va chạm mạnh, vài giây sau – thêm một lần nữa! K-314 nổi lên  ở chính giữa nhóm tàu ​​sân bay và đâm vào tàu Kitty Hawk đang chạy với tốc độ tối đa! Bị hỏng trục chân vịt, tàu ngầm nhanh chóng mất phương hướng, nhưng cũng đã kịp cắt một lỗ 4x6 mét dưới đáy tàu sân bay, ngay gần các bồn chứa nhiên liệu máy bay. Vài ngàn tấn dầu hỏa đã chảy ra biển. Chỉ có một phép lạ mới không gây ra hỏa hoạn trên boong tàu.

Tu-22M3 - Sputnik Việt Nam
Tu22 và USS Kitty Hawk: Khi phi công đùa, thủy thủ căng thẳng và hoảng sợ

K-314 khẩn trương nổi lên. Ngay lập tức máy bay Mỹ bay tới để theo dõi từ trên không chiếc tàu ​ngầm hạt nhân mới nhất vào thời điểm đó của Liên Xô. Tàu kéo vội vã tới cứu viện đã kéo chiếc tàu ngầm bị hư hại đến căn cứ, cùng với máy bay và tàu khu trục Mỹ đi kèm. Điều này, tất nhiên, là một sự xấu hổ đối với Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô: chỉ huy tàu K-314 Vladimir Yevseenko đã bị cách chức và chuyển vị trí phục vụ lên trên bờ.

Cuốc tập trận “Tinh thần đồng đội” bị hủy bỏ. Kitty Hawk vào căn cứ của Hải quân Nhật Bản Yokosuka để sửa chữa.

© US Navy/ Stephen RoweUSS Kitty Hawk tại căn cứ của Hải quân Nhật Bản Yokosuka
Khi tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Liên Xô không chia sẻ vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
USS Kitty Hawk tại căn cứ của Hải quân Nhật Bản Yokosuka

Sự đáp trả chỉ được thực hiện 16 năm sau đó. Vào tháng 10 năm 2000, nhóm tàu sân bay Mỹ do Kitty Hawk dẫn đầu, một lần nữa thực hiện các nhiệm vụ ở biển Nhật Bản. Ở vùng biển quốc tế, cách Vladivostok khoảng 600 km, Kitty Hawk bắt đầu tiếp nhiên liệu từ tàu chở dầu. Và đột nhiên, không biết từ đâu, hai máy bay trinh sát Su-24MR của Không quân Nga xuất hiện, kèm theo một máy bay chiến đấu Su-27. Họ bay nhiều lần qua boong tàu sân bay ở độ cao cực thấp (30-50 mét), các phi công đã cẩn thận quay phim mọi thứ xảy ra ở đó.

© Ảnh : Public domainTàu sân bay Mỹ USS Kitty Hawk trong bức ảnh của phi công Nga, chụp từ máy bay Su-24MR
Khi tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Liên Xô không chia sẻ vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay Mỹ USS Kitty Hawk trong bức ảnh của phi công Nga, chụp từ máy bay Su-24MR

Một người tham gia trực tiếp vào sự kiện - cựu sĩ quan trung đoàn trinh sát trên không độc lập số 799, đại tá nghỉ hưu Alexander Renev - nói với Sputnik:

“Người Mỹ đã lầm. Họ nghĩ rằng không quân Nga hoàn toàn không bay! Chuyến bay kéo dài khoảng 20 phút. Chỉ sau khi bay qua lần thứ hai, khi tôi đã kịp chụp ảnh mọi thứ, F-18 mới cất cánh từ boong tàu sân bay. Anh ta cố gắng tiếp cận tôi, nhưng chiếc Su-27 đi kèm đã không cho phép làm điều đó. Và thế là chúng tôi đã bay quần bộ ba như vậy. Nhưng người Mỹ đã không để cho máy bay trinh sát thứ hai làm điều đó - một cặp F-18 bay vòng quanh hàng không mẫu hạm, vài chiếc  F-14, một chiếc trực thăng bay "treo". Vì vậy máy bay thứ hai chỉ chụp được ảnh "Kitty Hawk" từ bên hông tàu. Nhưng chúng tôi đã kịp tìm hiểu về hệ thống phòng không và bảo vệ nhóm tàu sân bay, tìm hiểu về vũ khí, thời gian đáp ứng ... Người Mỹ có thể nổ súng vào chúng tôi không? Có thể. Nếu họ kịp ...   Hoạt động này cũng có tầm quan trọng chính trị lớn. Ít nhất, trong 19 năm nay, Hoa Kỳ đã cảnh giác khi đem theo vũ khí vào biển Nhật Bản” , ông Alexander Renev nói.

© AFP 2023 / Ken ShimizuTàu sân bay Kitty Hawk
Khi tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Liên Xô không chia sẻ vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay Kitty Hawk

Theo Alexander Renev, trước đó mới chỉ một lần có thể chụp ảnh tàu sân bay Mỹ từ độ cao thấp: vào giữa những năm 1970, do phi hành đoàn máy bay trinh sát tầm xa Tu-16R của Liên Xô thực hiện.

Và trong Hải quân Hoa Kỳ xảy ra vụ bê bối. Tất cả các chỉ huy hệ thống phòng không nhóm tàu sân bay, cũng như chỉ huy không quân trên tàu sân bay Kitty Hawk, đã bị bay chức. Báo chí Mỹ nghiêm khắc chê trách Hải quân Hoa Kỳ vì sự bất cẩn chưa từng thấy gần bờ biển Nga. Bản thân các thủy thủ cũng đánh giá không hay về hoạt động của mình. Thư điện tử do một trong số các thủy thủ được gửi đi từ tàu sân bay và bị quân đội Nga chặn được đã cho thấy một thứ ngôn ngữ tục tĩu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала