Liệu Campuchia có trở thành thuộc địa của Trung Quốc?

CC0 / Pixabay / Campuchia. Chùa Bạc ở Phnom Penh.
Campuchia. Chùa Bạc ở Phnom Penh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước, tại tỉnh Kampong Speu của Campuchia, đã diễn ra buổi lễ khởi công xây dựng tuyến đường sắt cao tốc, nối liền Phnom Penh với thành phố Sihanoukville, nhà phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik cho biết trong bài viết của mình. Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen đã phát biểu tại buổi lễ. Ông gọi dự án này là "tuyệt vời."

Có thể nhà lãnh đạo Campuchia đã quá lời khi đưa ra đánh giá như vậy, nhưng dự án này thực sự rất quan trọng đối với Campuchia và không chỉ có thế. Đây sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Campuchia. Hệ thống đường sắt hiện có ở đất nước này được xây dựng dưới thời thực dân Pháp và đang trong tình trạng tồi tàn. Tuyến đường sắt mới sẽ kết nối thủ đô với Sihanoukville — bến cảng chính và khu nghỉ mát nổi tiếng nhất bên bờ biển. Khi đó Campuchia sẽ trở nên hấp dẫn hơn nữa đối với khách du lịch, tăng thêm sự thoải mái, tiện nghi ở đất nước này. Và việc vận chuyển hàng hóa thương mại từ cảng biển đến trung tâm đất nước sẽ nhanh chóng hơn.

Ông Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Ông Hun Sen: Campuchia sẽ không để Trung Quốc 'thuộc địa hóa'

Chính quyền Campuchia sẽ không thể tự mình thực hiện một dự án như vậy. Chi phí ước tính khoảng 2 tỷ đô la. Việc xây dựng tuyến đường sắt sẽ được công ty Trung Quốc thực hiện trong khuôn khổ sáng kiến tai tiếng «Một vành đai, một con đường”. Và thực tế này đã trở thành nền tảng cho tất cả các loại nghi ngờ và suy đoán. Giới truyền thông đưa ra luận điểm cho rằng sự tham gia tích cực của Trung Quốc vào đời sống Campuchia đã biến vương quốc này thành thuộc địa của Trung Quốc. Các nhà báo phương Tây trích dẫn, ví dụ, một số cư dân của Sihanoukville nói rằng thành phố của họ đã trở thành của Trung Quốc vì sự hiện diện đông đảo khách du lịch, thủy thủ, công nhân Trung Quốc.

Bản thân việc sử dụng thuật ngữ "thuộc địa" là không chính xác. Campuchia là thuộc địa của Pháp từ năm 1863 đến 1953, và trên thực tế, điều này có nghĩa là tất cả quyền lực chính trị và kinh tế ở đất nước này thuộc về người Pháp, người Khmer chỉ thực hiện mệnh lệnh của họ. Ngày nay một tình huống như vậy là không thể, nếu chỉ tính đến việc ngay cả ở thủ đô các nước sở hữu thuộc địa cũ như London hay Paris, hình thức cai trị này từ lâu đã bị bỏ rơi vì tốn kém và không hiệu quả.

Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc là bạn thân nhất của Campuchia?

Sáng kiến "Một vành đai, một con đường”,theo như  Bắc Kinh giải thích, chủ yếu nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế bền vững giữa Trung Quốc với toàn thế giới bằng cách đưa các quốc gia khác nhau tham gia vào hành lang giao thông này. Không thể phủ nhận sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo như Campuchia hay Lào (nơi người Trung Quốc cũng đang xây dựng đường sắt) có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh tế tại các quốc gia này.

Phát biểu tại cuộc mít tinh  ở Kampong Speu, Thứ trưởng Ngoại giao Kong Xuanyou tuyên bố với sự quyết đoán cho biết đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia "không phải là một cái bẫy, không phải là mối đe dọa đối với đất nước, mà là viện trợ." Thủ tướng Hun Sen cũng bác bỏ những nghi ngại về việc Trung Quốc thực dân hóa Campuchia và để trấn an đồng bào của mình, ông phát biểu:

Binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Lô đất "tốt khó tin" Campuchia cho Trung Quốc thuê 99 năm: Bắc Kinh có ý đồ quân sự mờ ám?

"Campuchia sẽ không cho phép xảy ra quá trình thực dân hóa".

Những ai biết rõ tiểu sử chính trị của Hun Sung, đều sẽ hiểu người này hợp tác với Trung Quốc và sẽ bảo vệ chủ quyền của đất nước . Ông ta có cơ hội để thực hiện điều này, . Có những lực lượng trong khu vực ông có thể dựa vào để bảo vệ nền độc lập của mình. Đó là các quốc gia ASEAN và trên hết là nước láng giềng Việt Nam, mà nhà lãnh đạo Campuchia có mối quan hệ đặc biệt. Sự bền chặt của tình hữu nghị và tình đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam và Campuchia đã được chứng minh vào đầu năm nay với các cuộc tiếp xúc ở cấp cao nhất, trong đó quan trọng nhất là chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng bí thư Trung ương ĐCSVN, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng Hai.

Còn đối với các khoản vay, hỗ trợ vật chất khác từ Trung Quốc, thì nước Campuchia nghèo nàn không có lý do gì để từ chối.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала