Hoạt động kém hiệu quả thì “trảm”: "Đừng cố cứu những doanh nghiệp đã chết"

© Ảnh : Đức Chính/BSRChuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Đến khi nào 100 triệu dân chúng ta mới tự đứng được trên đôi chân của mình chứ không phải là dựa vào thành tích của người khác để nhận là thành tích của mình. Kể cả thu nhập bình quân đầu người tăng cao cũng là “nhận vơ” phần của người ta, trong khi thực chất người dân của mình không có được cái thu nhập đó”, Dân Trí dẫn ý kiến của chuyên gia Phạm Chi Lan khẳng định.

Hoạt động kém hiệu quả thì “trảm”

Trong cuộc tọa đàm “Mô hình mới về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức thì chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có nhiều chia sẻ thẳng thắn, tâm huyết khi nói về nền kinh tế nước nhà.

Bà Phạm Chi Lan - Sputnik Việt Nam
Bà Phạm Chi Lan: "Tôi đề nghị không chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc"

Theo bà Phạm Chi Lan, trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo thì động lực tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng.

Muốn tăng trưởng TFP thì cần phải có 3 yếu tố. Yếu tố thứ nhất chính là phân bố nguồn lực hiệu quả; yếu tố thứ hai là nâng cao hiệu quả của hoạt động của doanh nghiệp; yếu tố thứ ba là nếu doanh nghiệp và ngành năng suất cao gia nhập thị trường thì thay thế cho doanh nghiệp và ngành năng suất thấp.

Chuyên gia kinh tế lấy dẫn chứng, có những năm Việt Nam rất dồi dào về vốn, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO thì nhiều quỹ đầu tư đã “đổ tiền” vào nước ta.

Tuy nhiên, điều “đau đớn” nhất chính là những năm có nhiều nguồn vốn nhất, dùng nhiều tiền nhất lại tăng trưởng kém nhất về chất lượng, kể cả tốc độ và năng suất lao động cũng không tăng trưởng nhiều bằng lúc chưa có nguồn vốn.

© Ảnh : Lương Bằng/VietnamNetDự án ethanol Phú Thọ vẫn đắp chiếu khi còn dang dở.
Hoạt động kém hiệu quả thì “trảm”: Đừng cố cứu những doanh nghiệp đã chết - Sputnik Việt Nam
Dự án ethanol Phú Thọ vẫn đắp chiếu khi còn dang dở.

“Điều này chứng tỏ, không phải cứ có tiền là có thể làm tốt được, nhất là tiêu tiền không phải của mình và tiền không phải do mình đầu tư”, bà Lan nói.

Bà Phạm Chi Lan chia sẻ, trước đây, doanh nghiệp Nhà nước là “mũi nhọn” chính để thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Thế nhưng, càng ngày thì càng rõ câu chuyện của doanh nghiệp nhà nước, bởi đây là những doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn lực nhất nhưng cũng là những đơn vị nợ nần nhiều nhất.

Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. - Sputnik Việt Nam
Bà Phạm Chi Lan: "Chính sách tài khoá của Việt Nam đang có vấn đề khá nặng"

Cũng theo bà Lan, những nước kém phát triển thường duy trì, níu giữ những mô hình cũ vốn đã từng có tiềm năng. Thế nhưng, những thành công của quá khứ không thể đảm bảo cho thành công của tương lai, nhất là trong thời kỳ thế giới liên tục thay đổi.

“Có những người thành công trong quá khứ nhưng không thể phát triển được trong tương lai nếu không chuyển đổi được. Không thể cứ mãi cố cứu những “ông chết rồi” như vậy được”, chuyên gia kinh tế nhận định.

Lấy ví dụ cho những nhận định nói trên, bà Lan cho biết, 12 dự án “thoi thóp” của Bộ Công Thương 3 năm nay không giải quyết được. Mỗi năm phải tốn hàng ngàn tỷ đồng để duy trì một nhà máy. Trong khi đó, thực chất thì những nhà máy này đã “chết” và nên để chúng “chết” hẳn, bởi việc duy trì chúng làm lãng phí rất nhiều nguồn lực.

© Ảnh : PVEPDự án dầu khí của PVEP tại Peru
Hoạt động kém hiệu quả thì “trảm”: Đừng cố cứu những doanh nghiệp đã chết - Sputnik Việt Nam
Dự án dầu khí của PVEP tại Peru

Bà Lan cho biết, theo kinh nghiệm của những nước phát triển thì doanh nghiệp mới là đối tượng chính tạo ra năng suất. Nếu muốn tăng năng suất nhưng lại không lấy doanh nghiệp ra làm trụ cột thì không thể thành công được.

Doanh nghiệp và các ngành có năng suất cao sẽ cần phải thay thế dần những doanh nghiệp và các ngành có năng suất thấp. Và quá trình này phải diễn ra liên tục để chào đón những doanh nghiệp mới có năng lực gia nhập thị trường và thay thế những doanh nghiệp yếu kém.

“Nếu cứ muốn tăng số doanh nghiệp lên bằng cách duy trì những doanh nghiệp “chết” và không dám "chôn" thì đây không phải là cách lành mạnh để tăng năng suất”, bà Lan nói.

Những thành tích “nổi trội” chưa chắc của chúng ta

Ngày 22/6/2011, UBND TP có quyết định 3163 cho phép công ty của Vũ nhôm sử dụng khu đất số 8 Nguyễn Trung Trực (quận 1) với thời hạn 50 năm. Khu đất nằm sát khuôn viên Thư viện Tổng hợp từng được UBND TP.HCM cho phép sử dụng để mở rộng thư viện từ trước năm 1995. - Sputnik Việt Nam
Doanh nghiệp lớn nhanh bất thường: Rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong 3 yếu tố để tăng trưởng TFP thì yếu tố phân bổ nguồn lực hiệu quả quan trọng hơn 2 yếu tố còn lại bởi những nguồn lực quan trọng nhất ở Việt Nam đều do Nhà nước thay mặt người dân quản lý và phân bổ. Nếu Nhà nước phân bổ không hiệu quả thì khó có thể tăng trưởng.

Hiện nay, 50% nguồn lực đang nằm trong tay doanh nghiệp Nhà nước dù số doanh nghiệp Nhà nước hiện nay chỉ còn khoảng 700 đơn vị. Nếu nguồn lực không được phân bố hiệu quả sẽ rơi vào tay vào những người sử dụng không hiệu quả, trong khi đó những người làm tốt thì lại không có nguồn lực để phát triển.

Vị chuyên gia kinh tế cũng nhấn mạnh, không nên vội mừng và chủ quan bởi những con số tăng trưởng trong thời gian qua, bởi Việt Nam đang dựa rất nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

“Thế nên, bây giờ phải có phương án thu hút đầu tư nước ngoài như thế nào? Ưu tiên về lĩnh vực nào, ưu tiên như thế nào? Bởi từ trước đến nay chúng ta vẫn “nhắm mắt” ưu tiên, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đưa công nghệ “bẩn” vào gây ô nhiễm môi trường, đầu tư vài chục năm thua lỗ nhưng vẫn cố bám trụ để được ưu đãi thuế…”, bà Phạm Chi Lan nói.

Sáng 27/2/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai, được tổ chức trong 2 ngày 27-28/2/2019 tại Thủ đô Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Doanh nghiệp Mỹ ngày càng quan tâm đến Việt Nam

Theo bà Phạm Chi Lan, FDI đang đẩy Việt Nam vào thế lệ thuộc rất lớn trong mọi thứ tăng trưởng, kể cả thành thích xuất khẩu. Điển hình là 72% tỉ lệ xuất khẩu có được là từ FDI, trong đó có những doanh nghiệp FDI chiếm đến 25% giá trị xuất khẩu. Hơn 50% ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam nằm trong tay FDI. Điều này chứng tỏ, mức độ lệ thuộc của Việt Nam vào FDI là rất lớn.

“Đến khi nào 100 triệu dân chúng ta mới tự đứng được trên đôi chân của mình chứ không phải là dựa vào thành tích của người khác để nhận là thành tích của mình. Kể cả thu nhập bình quân đầu người tăng cao cũng là “nhận vơ” phần của người ta, trong khi thực chất người dân của mình không có được cái thu nhập đó”, bà Phạm Chi Lan chia sẻ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала