Nước mắt tưới chặng đường đưa socola hữu cơ Việt đến với Nhật Bản

© Fotolia / M.studioSô cô la
Sô cô la - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong tháng 4, mặt hàng socola hữu cơ sản xuất theo phương pháp thủ công của Việt Nam sẽ lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, khởi đầu cho thành quả 3 năm vật lộn tìm đầu ra cho trái cacao Việt, - Thời Đại thông báo.

Thương trái cacao quê nhà

Tháng 5 năm 2016, trong lần đi công tác ở Bà Rịa Vũng Tàu, Hồ Sĩ Bảo, giám đốc một công ty vận chuyển ở TP.HCM, có dịp tiếp xúc với những nông dân trồng cacao và nhận ra mặc dù chất lượng tốt nhưng chỉ bán được trái, dễ bị thương lái ép giá khiến nông dân chán nản, chặt bỏ trồng cây khác kinh tế hơn.

© Ảnh : KhỏeplusHồ Sỹ Bảo kiểm tra trái cacao tươi
Nước mắt tưới chặng đường đưa socola hữu cơ Việt đến với Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Hồ Sỹ Bảo kiểm tra trái cacao tươi

Trăn trở với khó khăn của người trồng cacao và nhận thấy tiềm năng lớn của loại cây này, Bảo quyết định từ bỏ công việc giám đốc và bán căn nhà đang ở để khởi nghiệp với cacao. Anh thuyết phục vợ bán nhà và vay thêm tiền từ người thân, bạn bè, rồi đưa gia đình về Sông Xoài, Bà Rịa - Vũng Tàu mua đất, xây xưởng chế biến cacao.

Ngay từ đầu Bảo đã xác định lấy dân làm gốc, thu mua bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 15.000-20.000 đồng/kg để người trồng cacao yên tâm sản xuất, tái đầu tư phân bón, nâng cao chất lượng hạt.

Vạn sự khởi đầu nan

Mất hơn 4 tháng thuyết phục, Bảo mới nhận được cái gật đầu của hơn 30 hộ nông dân tại huyện Tân Thành và Châu Đức để thành lập Hợp tác xã cacao hữu cơ Châu Đức, trồng cacao theo tiêu chuẩn anh đặt ra trên diện tích 55 ha.

chip khoai tây - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia dinh dưỡng tìm thấy lợi ích trong bánh quy socola và chip khoai tây chiên

Khi đã có nguồn trái, Bảo đầu tư 8 thùng gỗ để ủ lên men hạt cacao. Công đoạn rất cầu kỳ khi mỗi mẻ ủ mất 6 ngày, 24 tiếng phải đảo một lần. Sau 6 ngày lên men, hạt cacao đem ra phơi nắng 10 ngày, mỗi ngày phải đảo sàn phơi 4-5 lần để hạt khô tự nhiên, giữ được hương vị. Song, mẻ đầu tiên thất bại hoàn toàn, 100 triệu đồng bay biến hết.

Sau hơn trăm lần ủ mới thành công, Bảo nhận được sự hỗ trợ của một người bạn là giảng viên cơ khí ở một trường đại học, đồng ý chuyển giao máy móc, kỹ thuật sản xuất cacao cho anh. Đó là giai đoạn cuối năm 2016, trong tay còn 30 triệu đồng, anh gom hết đặt cọc mua máy. "Tết năm đó nhà không còn tiền sắm sửa nhưng mọi người vẫn thấy vui vì nghĩ đi đúng hướng".

Tuy nhiên, yếu thế về thương hiệu và xác định không đúng phân khúc khách hàng khiến đầu ra kém, sản xuất tồn đọng, chi phí vận hành lớn trong khi nhà phân phối nợ tiền không trả. Vào cao điểm, nhà kho tồn đến 500 kg bột, giá trị gần 240 triệu đồng. Công ty phải trả lương 5 nhân viên và mỗi tháng tiếp nhận 4 tấn trái cacao từ 30 xã viên.

"Mỗi ngày thức dậy là nợ ngày càng tăng, niềm tin của nông dân, nhân viên và gia đình càng giảm. Tôi nghi ngờ năng lực và cơ hội thành công của mình. Vốn cạn kiệt, có lúc chỉ còn đủ tiền mua mấy gói mì tôm", anh nói. 

Vị ngọt Socola 

Nhiều khó khăn, thất bại ập tới như vậy, nhưng Bảo nhất định không bỏ cuộc. Và tình yêu với trái cacao đã bước đầu đem lại kết quả.

Tháng 5/2017, sản phẩm bột cacao Bapula chính thức ra mắt thị trường Bà Rịa Vũng Tàu, được hệ thống Coop food phân phối. Bột Cacao Bapula sản xuất thủ công rang xay, chú trọng chất lượng, không kiềm hóa nên giữ được toàn bộ hương vị đặc trưng của cacao, khác biệt hoàn toàn với cacao ở thị trường Việt Nam. Được đa số người tiêu dùng đánh giá thơm, ngon với vị chua và đắng nhẹ rất khác biệt, hương vị lưu lại rất lâu sau khi thưởng thức.

Tháng 9/2017, tin vui đã đến khi Meiji, Tập đoàn sản xuất socola lớn nhất Nhật Bản cùng với các nhà phân phối AOE Mall, 7-Eleven,... đã đến nhà máy sản xuất cacao, socola Bapula để xúc tiến thương mại, hợp tác phân phối sản phẩm.

Sau khi thăm trang trại, tập đoàn quyết định hỗ trợ kỹ thuật làm socola thủ công. Bảo gửi qua Nhật Bản cho đối tác kiểm tra, đánh giá hương vị, chất lượng rồi tinh chỉnh nhiều lần để cuối cùng được Meiji công nhận đạt vào tháng 8/2018.

Để có thương hiệu, anh mang sản phẩm đi dự thi socola và giành giải Bạc ở International Chocolate Award khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Đài Loan và đi tiếp vào vòng quốc tế với giải Đồng chung cuộc. Anh trở thành người Việt Nam duy nhất đến nay có giải này.

Ngày 4/4 vừa qua, Tập đoàn Cpoint Corporation (Nhật Bản) đã chính thức chào đón 1.000 thanh socola hữu cơ sản xuất theo phương pháp thủ công made in Vietnam của doanh nhân Hồ Sĩ Bảo.

Đây là bước đánh dấu đầu tiên của sản phẩm socola hữu cơ Bapula của Bà Rịa-Vũng Tàu được phân phối tại Nhật Bản. Để ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất socola, phía Tập đoàn Cpoint Corporation (Nhật Bản) và Công ty TNHH thực phẩm Amazon đã ký kết về trồng cacao hữu cơ theo công nghệ cao của Nhật Bản, với diện tích khoảng 40 ha tại huyện Châu Đức. 

Thành công khi đặt chân được vào thị trường Nhật Bản, dự định của Bảo là chinh phục thị trường Singapore và Hàn Quốc. Còn ở thị trường trong nước, doanh nhân trẻ đang hướng đến đưa hàng vào các hệ thống như Vinmart, Satra, Annam Gourmet,...

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала