Trung Quốc cấm đào khai thác tiền “điện tử”

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhBitcoin
Bitcoin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc sẽ cấm đào, khai thác Bitcoin. Ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà nước (SGRC) đã ban hành một danh sách sơ bộ các ngành công nghiệp cần được kích thích, và những ngành trái lại, nên bị cấm. Khai thác Bitcoin và các loại tiền điện tử khác nằm trong stop-list. Tài liệu lưu ý khai thác tiền điện tử là hoạt động không an toàn, chỉ gây ra lãng phí tài nguyên và không tuân thủ pháp luật hiện hành.

Các biện pháp hạn chế chống lại tiền điện tử ở Trung Quốc đã được thực hiện từ lâu. Năm 2017 chính quyền đã cấm trao đổi tiền điện tử và ICO. Tất nhiên doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra lối thoát. Sàn giao dịch đã được chuyển sang các khu vực pháp lý khác, chẳng hạn như Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore. Và để đàm phán công việc trao đổi, người Trung Quốc bắt đầu sử dụng các chương trình nhắn tin ẩn danh, chẳng hạn như Telegram. Đúng vậy, bản thân việc khai thác (xử lý tiền số) không bị cấm, điều này rất quan trọng đối với toàn bộ thị trường tiền điện tử toàn cầu. Bởi vì phần lớn các cơ sở khai thác được triển khai ở Trung Quốc. Do đó nước này chiếm hơn 70% sản lượng Bitcoin trên thế giới. Ngoài ra quốc gia này sở hữu những công nghệ khai thác tiên tiến nhất: ASIC – thiết bị của công ty Bitmain chiếm 3/4 thị trường thế giới.

Bitcoin - Sputnik Việt Nam
Vì sao giá Bitcoin tuột dốc không phanh?

 Vào thời kỳ đỉnh cao của tiền điện tử, tháng 12 năm 2017, Bitcoin đột nhiên lên tới 20 nghìn đô la, mọi thứ đều ổn cả với các thợ “đào mỏ”. Các nhà sản xuất thiết bị cũng không bỏ qua cơ hội. Một công cụ đào asic - Bitmain Ant miner S9 đã được bán với giá 6,5 nghìn đô la. Đồng thời các trang trại khai thác lớn nhất, chẳng hạn như một trang trại ở thành phố Ordos (Nội Mông), sử dụng tới 25000 máy như vậy. Thật dễ dàng để tính toán, trong giai đoạn đỉnh điểm của thị trường, một số nhà đầu tư đã đầu tư hơn 150 triệu đô la vào việc khai thác tiền điện tử.

Tuy nhiên, “mùa đông của đồng tiền số” đã bắt đầu. Giá trị Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác bắt đầu tụt giảm và theo đó là toàn bộ ngành công nghiệp khai thác. Công cụ Ant miner S9 giá còn không quá 250 đô la khi 1 Bitcoin trị giá 4 nghìn đô la. Công ty lớn nhất trên thị trường - Bitmain của Trung Quốc - không tiết lộ tình hình tài chính của mình. Nhưng theo ước tính của một số nhà phân tích, năm ngoái công ty đã chịu khoản lỗ 500 triệu đô la.

Trong tình huống như vậy, lệnh cấm khai thác có thể là cái đinh cuối cùng đóng lên quan tài của thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, đây là một bước đi khá hợp lý về phía chính quyền Trung Quốc, chuyên gia tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh Bian Yongzu nói với Sputnik.

“SGRC đã đưa tiền ảo vào stop - list, bởi vì hoạt động này hầu như không mang lại lợi ích cho sản xuất và phát triển xã hội, không có ý nghĩa gì. Thiết bị khai thác tiêu thụ một lượng điện khổng lồ. Đồng thời các thiết bị đào của Trung Quốc chủ yếu được sản xuất với một số cấu kiện nước ngoài. Ngoài ra, kể từ khi Ngân hàng Trung ương cấm hoạt động giao dịch Bitcoin, tiền điện tử, các hoạt động liên quan đến Bitcoin tất nhiên cũng không thể được hỗ trợ. Về mặt sản xuất và mua bán Bitcoin, Trung Quốc đã từng chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới và việc đưa ra lệnh cấm này, sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp tiền điện tử. Cá nhân tôi nghĩ rằng, từ vị trí của các nhà đầu cơ hoặc thương nhân Trung Quốc trong ngành công nghiệp bitcoin, với sự ra đời của lệnh cấm này, việc sản xuất và giao dịch tiền điện tử chắc chắn bị ảnh hưởng rất nhiều, và số lượng người và công ty liên kết với Bitcoin sẽ ngày càng ít đi. Vì vậy, triển vọng về Bitcoin rất đáng buồn”.

Bitcoin - Sputnik Việt Nam
Bitcoin rớt giá mạnh nhất lịch sử

Cho đến nay, danh sách được Ủy ban Tái thiết và Phát triển Nhà nước công bố được giới thiệu để thảo luận công khai, sẽ kéo dài đến ngày 7 tháng 5. Tuy nhiên, ngay cả khi việc khai thác  bị cấm, doanh nghiệp có thể sẽ chuyển sang các quốc gia khác, nơi lĩnh vực này chưa được quy định. Ví dụ như ở Nga, một dự luật điều chỉnh hoạt động này sẽ được thông qua trong lần đọc thứ ba cuối cùng chỉ diễn ra vào mùa hè. Rất có khả năng việc khai thác sẽ không nằm trong lệnh cấm, vì thậm chí chưa có định nghĩa về nó trong khung pháp lý. Theo dự luật, chỉ có các pháp nhân và doanh nghiệp cá thể, bao gồm cả những người nước ngoài, mới có thể phát hành tài sản tài chính kỹ thuật số. Một năm trước, Hiệp hội tiền điện tử và chuỗi khối (RAKIB) của Nga đã nhận được 40 đề xuất từ các công ty và cá nhân cư trú tại EU và Trung Quốc xin đặt thiết bị ở Nga để khai thác tiền điện tử. Tất nhiên, lệnh cấm khai thác của Trung Quốc có thể gây áp lực lên giá tiền điện tử. Nhưng năm 2020 đang đến gần, khi sản lượng khai thác cho mỗi khối mới trong blockchain sẽ  bị giảm một nửa, do mã code của đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới quy định, để hạn chế khối lượng phát hành. Kinh nghiệm của những năm trước đã chỉ ra cho thấy vào những thời điểm như vậy, một thế hệ thiết bị khai thác mới sẽ xuất hiện và thị trường bắt đầu tăng trưởng trở lại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала