Chương trình tự hành pháo phòng không ít biết của Việt Nam

© Sputnik / Georgiy Zimarev  / Chuyển đến kho ảnhZU-23-2
ZU-23-2 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đưa pháo phòng không kiểu cũ lên khung gầm xe tải bánh lốp việt dã sẽ mang lại sức cơ động vượt trội cho vũ khí này, báo Đất Việt bình luận.

Hiện nay Việt Nam đang tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu, cải tiến hay chế tạo vũ khí mới mà trọng tâm là tự hành hóa các loại súng, pháo, tên lửa vác vai thế hệ cũ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

quân đội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã sẵn sàng xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài?

Trường hợp điển hình có thể kể ra đây chính là đưa lựu pháo M101 cỡ 105 mm lên thùng xe tải việt dã Ural 375D, Ural 4320 hay xe kéo pháo bánh xích M548 của Mỹ. Bên cạnh pháo mặt đất thì pháo phòng không ZU-23-2 cỡ 23 mm cũng được nhìn thấy đã lắp đặt trên khung xe tải KamAZ 43118 và M548.

Bước phát triển tiếp theo của những dự án chế tạo tổ hợp phòng không tự hành nội địa chính là gắn tên lửa vác vai kèm theo pháo cao xạ, được dẫn bắn bằng hệ thống trinh sát quang điện tử, mang lại năng lực tác chiến vượt trội.

Tuy nhiên ít người biết được rằng ngay trong giai đoạn cuối thập niên 1990, Việt Nam đã bắt tay vào thực hiện công việc trên, nhưng đối tượng được lựa chọn lúc đó không phải pháo ZU-23-2 mà là cao xạ Type 65 cỡ 37 mm.

© Ảnh : QPVNPháo tự hành ZU-23-2 Việt Nam.
Chương trình tự hành pháo phòng không ít biết của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Pháo tự hành ZU-23-2 Việt Nam.

Phương án này đã đưa pháo cao xạ Type 65 lên khung gầm xe tải việt dã Ural 375D thông dụng, ngoài ra bổ sung 4 càng chống hai bên thành nhằm ổn định xe khi phải hứng chịu xung lực của pháo trong chế độ tác xạ liên thanh.

Đạn pháo Krasnopol-M2, Kitolov-2M và Gran. - Sputnik Việt Nam
Pháo tự hành Việt Nam phát huy sức mạnh với đạn thông minh của Nga

Cách làm trên giúp cho pháo Type 65 có độ cơ động cao hơn nhiều so với triển khai cố định trên mặt đất và được hành quân bằng cách nhờ xe tải kéo theo sau. Dự án cải tiến này khá đơn sơ khi tổ hợp vũ khí vẫn không có thêm khí tài trinh sát quang điện tử hay cơ giới hóa thao tác nạp đạn với cò điện.

So với phương án đặt pháo cao xạ ZU-23-2 lên xe tải Ural 375D thì pháo Type 65 mặc dù có tầm bắn xa hơn nhưng tốc độ bắn lại quá chậm, không tạo ra được mật độ hỏa lực cần thiết và vẫn cần thêm người nạp đạn, dẫn tới khá cồng kềnh.

Có lẽ với những hạn chế trên mà dự án nghiên cứu, cải tiến vũ khí này đã không được triển khai trên diện rộng. Nhưng đây vẫn là bài học quý báu cho các chương trình vũ khí sau này (có thể là tự hành hóa pháo cao xạ 57 mm S-60 với cò điện và thiết bị ngắm quang học).

Một viễn cảnh khác cũng có khả năng xảy ra đó là những thành tựu hiện đại hóa vũ khí lúc này sẽ được áp dụng ngược lại cho chương trình năm xưa, tức là trang bị cho pháo Type 65 cơ cấu nạp đạn tự động cùng khí tài hỗ trợ tác chiến.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала