Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao

© Ảnh : Hoàng Hùng TTXVN (ảnh tư liệu)Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được duy trì ở mức cao, 13,2% so với năm 2017, đạt kim ngạch 243,5 tỷ USD, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ và Quốc hội giao, góp phần nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vượt mốc 450 tỷ USD, đạt trên 480 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay”, Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nói với Sputnik.

Sáng 10/4, tại TP Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018. Tham dự sự kiện có hơn 100 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành,  doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong cả nước.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 là ấn phẩm thường niên thứ ba do Bộ Công Thương phát hành. Những điểm mới và ấn tượng của Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, của hoạt động XNK Việt Nam trong năm 2018 là gì? Kết quả thương mại với Liên bang Nga như thế nào? XNK Việt Nam tiếp theo  phải hướng tới điều gì?

© Ảnh : Nhân vật cung cấpLễ công bố Báo cáo XNK 2018 tại Đà Nẵng
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao - Sputnik Việt Nam
Lễ công bố Báo cáo XNK 2018 tại Đà Nẵng

Sputnik đã có cuộc trao đổi cụ thể với ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương về những vấn đề trên

Sputnik: Cảm ơn ông Trần Thanh Hải đã dành thời gian cho Sputnik. Thưa ông,  Báo cáo XNK 2018 có gì mới so với những báo cáo trước?

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 100 tỷ USD

Ngày 10 tháng 4 năm 2019, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố chính thức Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018 tại TP. Đà Nẵng. Đây là một ấn phẩm thường niên được phát hành nhằm cung cấp cho các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm một bức tranh tổng thể về tình hình ngoại thương của Việt Nam trong năm qua.

Nhìn chung, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018 tiếp tục kế thừa những điểm tích cực của Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam những năm trước trong việc cung cấp một cách minh bạch, chính thống các thông tin liên quan tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo từng nhóm hàng, thị trường; các quy định pháp luật mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như các công tác của ngành Công Thương trong quản lý, điều tiết, xúc tiến hoạt động ngoại thương.

Bên cạnh đó, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018 cũng đã mang tới cho bạn độc một số khía cạnh mới mà Hội đồng biên tập tin rằng sẽ đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, có thể kể đến như:

  • Cập nhật các thông tin thời sự cả trong nước và quốc tế có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2018;
  • Đưa ra một số nhận định, đánh giá về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong năm 2018 và định hướng trong năm 2019 đối với các nhóm mặt hàng cụ thể;
  • Cập nhật thông tin về các đề án, chương trình mà Bộ Công Thương đang triển khai nhằm thúc đẩy xuất khẩu
  • Cung cấp danh sách liên lạc đầy đủ của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Hội đồng biên tập hy vọng rằng cuốn Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2018 sẽ tiếp tục được coi là cẩm nang đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu với vai trò là nguồn tham khảo thông tin trợ giúp công tác hoạch định, xây dựng cơ chế chính sách cũng như định hướng chiến lược đầu tư, kinh doanh.

Sputnik: Những điểm sáng của XNK Việt Nam năm 2018 là gì, thưa ông?

Samsung Galaxy S8 - Sputnik Việt Nam
Samsung giảm xuất khẩu, Việt Nam nhập siêu nửa tỷ USD trong tháng 5

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Năm 2018 tiếp tục được nhận định là một năm thành công đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào bức tranh tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước.

Một là, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được duy trì ở mức cao ở mức 13,2% so với năm 2017, đạt kim ngạch 243,5 tỷ USD, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ và Quốc hội giao, góp phần nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vượt mốc 450 tỷ USD, đạt trên 480 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng, đặc biệt là những diễn biến từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng..., thì mức tăng trưởng xuất khẩu của năm 2018 là một kết quả rất ấn tượng, cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cũng như trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

© Ảnh : Hoàng Hùng TTXVN (ảnh tư liệu)Hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Sài Gòn khu vực 1.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao - Sputnik Việt Nam
Hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Sài Gòn khu vực 1.

Hai là, xuất siêu năm 2018 đạt mức cao kỷ lục gần 6,8 tỷ USD, hơn gấp 3 lần mức xuất siêu 2,11 tỷ USD năm 2017. Năm 2018 cũng là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam duy trì đà xuất siêu. Nếu tính từ năm 2012 (sau thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030) thì chúng ta đã đạt xuất siêu trong 6 năm (ngoại trừ năm 2015). Kết quả này cho thấy xuất nhập khẩu của Việt Nam đã dần có đà tăng trưởng bền vững và góp phần làm tích cực cán cân thanh toán cũng như ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

hạt điều - Sputnik Việt Nam
Tin vui cho Việt Nam: Nga đề xuất hủy bỏ thuế nhập khẩu đối với hạt điều

Ba là, cơ cấu hàng hóa tiếp tục cải thiện theo hướng tích cực với quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Cụ thể, trong năm 2018, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8% (tăng 1,7% so với năm 2017), tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9% (giảm 1,2% so với năm 2017) và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm 1,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 0,3% so với năm 2017). Sự chuyển dịch cơ cấu này tiếp tục đảm bảo định hướng được đề ra tại Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Về quy mô hàng hóa xuất khẩu, có 29/45 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ, trong đó có 5 nhóm hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD gồm điện thoại và các loại linh kiện (đạt 49,08 tỷ USD); hàng dệt may (đạt 30,49 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 29,32 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt 16,55 tỷ USD); giày dép các loại (đạt 16,24 tỷ USD).

Bốn là, thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển cả về chiều sâu và rộng, công tác khai thác cơ hội từ cam kết hội nhập đã được thực hiện có hiệu quả. Tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường đạt mức hai con số như xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,2 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2017, xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 24,74 tỷ USD, tăng 13,9%, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22,8%. Trong năm 2018, chúng ta tiếp tục đạt xuất siêu sang nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU…

© Ảnh : Vũ Sinh – TTXVNCấp đông sản phẩm cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Công ty XNK thủy sản Cửu Long An Giang.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao - Sputnik Việt Nam
Cấp đông sản phẩm cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Công ty XNK thủy sản Cửu Long An Giang.

Năm là, khối doanh nghiệp trong nước đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu chủ thể xuất khẩu. Nếu như những năm trước đây, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với khối doanh nghiệp trong nước thì thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của khối trong nước đã cao hơn khối FDI. Trong năm 2018, khu vực doanh nghiệp trong nước đã có tốc độ tăng trưởng mạnh so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng trưởng 16,9% so với mức tăng 11,8% của xuất khẩu khối FDI (tính cả dầu thô).

Vladimir Putin tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể trở thành cơ sở cho hàng xuất khẩu Nga thâm nhập châu Á

Sáu là, nhập khẩu tiếp tục được kiểm soát theo hướng tích cực. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu năm 2018 chiếm gần 90%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm dưới 7%. Cùng với đó, các mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu đã tăng trưởng chậm lại và nhập khẩu các mặt hàng cần thiết cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu đều tăng.

Sputnik: Thị trường XNK Việt Nam có chuyển biến gì trong năm 2018?

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Như đã đề cập ở trên, thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2018 đã có những chuyển biến tích cực cả về chiều sâu và chiều rộng.

Châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam (xuất khẩu chiếm 54% và nhập khẩu chiếm 80,3%); tiếp theo là châu Mỹ (xuất khẩu chiếm 23,8% và nhập khẩu chiếm 8,6%); châu Âu (xuất khẩu chiếm 19%, trong đó EU-28 chiếm 17,2% và nhập khẩu chiếm 7,5%, trong đó EU-28 chiếm 5,9%); châu Đại Dương (xuất khẩu chiếm 2% và nhập khẩu chiếm 1,9%); và châu Phi (xuất khẩu chiếm 1,2% và nhập khẩu chiếm 1,7%).

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP Minh Anh – Kim Liên, Khu công nghiệp Bắc Vinh (Nghệ An).  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam được Standard & Poor’s nâng hạng tín nhiệm sau 9 năm

Đáng chú ý, xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường đã ký kết FTA với chúng ta hầu hết đều tăng. Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 5,9 tỷ USD; xuất khẩu sang ASEAN tăng 3 tỷ USD; xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 3,4 tỷ USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 2 tỷ USD, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 2,7 USD; sang Australia và New Zealand tăng 800 triệu USD và sang khối EAEU tăng 300 triệu USD.

Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều thâm nhập được vào các thị trường lớn và có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt. Mặt hàng gạo đã xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, bên cạnh thị trường truyền thống đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước châu Mỹ, Trung Đông; sản phẩm gạo trắng cao cấp, gạo hạt tròn và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào thị trường khó tính, giúp sản phẩm gạo Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới. Mặt hàng rau quả đạt nhiều thành tích trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, thâm nhập vào các thị trường “khó tính” như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa vào thị trường Hoa Kỳ; vải thiều vào thị trường Australia, Malaysia, EU (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); thanh long, xoài vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; cam, quýt, thanh long vào thị trường Singapore… Dệt may đạt mức tăng trưởng trên hai con số năm 2018 (đạt 30,5 tỷ USD, tăng 16,7%) với mức tăng trưởng cao tại các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ (tăng 11,6%), Nhật Bản (tăng 22,6%), Hàn Quốc (24,9%), Trung Quốc (tăng 39,6%), EU (9,9%). Tương tự, gỗ và sản phẩm gỗ và giày dép các loại cũng duy trì mức tăng trưởng tốt, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu.

© REUTERS / KhamNông dân trên ruộng lúa, Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao - Sputnik Việt Nam
Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam

Sputnik: Vậy trong bối cảnh đó thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Liên bang Nga có những nét tiến bộ gì, thưa ông?

Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Hướng tới cân bằng cán cân thương mại

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt-Nga đạt 4,57 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 2,45 tỷ USD (tăng 12,8%), nhập khẩu đạt 2,12 tỷ USD (tăng 53,4%).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Liên bang Nga gồm: điện thoại và linh kiện (1,1 tỷ USD, tăng 0,8% và chiếm tỷ trọng 45% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), hàng dệt may (179,9 triệu USD, tăng 6,3%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (219,7 triệu USD, tăng 67,6%), cà phê (185,8 triệu USD, tăng 59,1%), giày dép (122,4 triệu USD, tăng 20%). Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục duy trì thị phần lớn tại thị trường Nga, cho thấy sản phẩm cà phê chế biến đã bước đầu xâm nhập được vào thị trường này. Các mặt hàng như điện thoại, linh kiện, dệt may vốn là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam sang Nga bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm. Ngoài ra, các mặt hàng nông sản khác như chè, gạo, hạt tiêu có xu hướng giảm, nguyên nhân là do thay đổi thị hiếu người tiêu dùng (mặt hàng chè), cạnh tranh từ các thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan (mặt hàng gạo), điều tiết giá cả trên thị trường thế giới (mặt hàng hạt tiêu).

Tòa nhà Landmark 81 - Sputnik Việt Nam
Nga và Việt Nam cần hợp tác với nhau trong các định dạng mới

Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Nga gồm: lúa mỳ (648,17 triệu USD), sắt thép các loại (316,37 triệu USD), than đá (291,53 triệu USD), phân bón các loại (152,31 triệu USD), máy móc, thiết bị, phụ tùng (99,82 triệu USD). Lúa mỳ là mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng mạnh trong năm 2018. Việt Nam nhập khẩu từ Nga 2,88 triệu tấn lúa mỳ, trị giá 648,1 triệu USD, tăng khoảng 3,6 lần so với năm 2017 (chiếm 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nga và chiếm gần 60% về số lượng và khoảng 55% về giá trị nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam. Nga đã vượt Australia và Canada trở thành nhà cung cấp lúa mỳ chính của Việt Nam. Nguyên nhân là phía Nga được hưởng ưu đãi về thuế (0%) từ Hiệp định FTA Việt Nam - EAEU và giá cả cạnh tranh hơn (232USD/tấn) so với lúa mỳ nhập khẩu từ Australia, Canada và Mỹ (270USD/tấn). Ngoài ra, các mặt hàng có trị giá tăng trưởng cao là sắt thép các loại đạt 316,37 triệu USD (tăng 2,14 lần so với năm 2017), than đá đạt 291,53 triệu USD (tăng 19,5%)...

Sputnik: Theo ông thì cần có những giải pháp gì để khắc phục những hạn chế để hoạt động XNK có đóng góp tích cực hơn cho nền kinh tế?

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Bưu điện - Sputnik Việt Nam
"Việt Nam cần một cuộc Đổi Mới"

Mặc dù trong năm qua, xuất nhập khẩu của nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng không thể phủ nhận rằng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: xuất khẩu còn dựa nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao; mô hình sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong nước còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế… Đồng thời, những diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới trong thời gian tới dự báo sẽ có những tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy, để xuất nhập khẩu có đóng góp tích cực hơn cho nền kinh tế, từ góc độ của Bộ Công Thương, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như:

  • Về cải cách thể chế, chính sách, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp

Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường công tác kiểm tra thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để đề xuất phương hướng chỉnh sửa, bổ sung phù hợp.

Các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả, đúng tiến độ các giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa thủ tục hành chính;  đưa các thủ tục hành chính có tác động nhiều tới doanh nghiệp lên mức độ 3 và 4; chủ động tham gia kết nối với Chương trình Một cửa Quốc gia.

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNSản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên).
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao - Sputnik Việt Nam
Sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên).
  • Về phát triển sản xuất

Các Bộ, ngành cùng doanh nghiệp cần tập trung phát triển sản xuất, thực hiện các giải pháp về sản xuất, quy hoạch đối với các mặt hàng xuất khẩu nói chung và nông, thủy sản nói riêng nhằm tạo nguồn hàng có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường nhập khẩu.

  • Về phát triển thị trường xuất khẩu

Cần đẩy mạnh đổi mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại theo hướng tăng tỷ trọng của các hoạt động có tác dụng lâu dài như đào tạo kỹ năng, chú trọng các chương trình XTTM dài hơi hướng vào một mặt hàng, một thị trường cho tới khi đạt kết quả cụ thể thay cho việc thực hiện ngắn hạn như hiện nay.

Bên cạnh đó, cần lựa chọn các mặt hàng có thế mạnh để xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường theo từng giai đoạn cụ thể nhằm phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm khả năng mở rộng các thị trường xuất khẩu mới còn tiềm năng đồng thời củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, thị trường là đối tác FTA.

© Ảnh : Hoàng Hùng TTXVN (ảnh tư liệu)Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao - Sputnik Việt Nam
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1.
  • Về nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với hàng hóa xuất khẩu

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp cần theo dõi sát biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để chủ động trong công tác điều hành, có chiến lược sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng có khả năng tận dụng cơ hội để xuất khẩu; đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ trước nguy cơ gian lận thương mại và gian lận xuất xứ hàng hóa.

© Ảnh : Vũ Sinh – TTXVNSơ chế sản phẩm chuối xanh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty XNK Xanh Việt
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao - Sputnik Việt Nam
Sơ chế sản phẩm chuối xanh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty XNK Xanh Việt
  • Ngoài ra, về công tác tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu đặc biệt là nông sản, thủy sản thâm nhập vào các thị trường mới 

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tích cực phối hợp các Bộ, ngành liên quan triển khai các thỏa thuận về hợp tác thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản với các nước đối tác. Song song với đó, Bộ đang và sẽ tăng cường chú trọng công tác hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại; hỗ trợ các Hiệp hội, doanh nghiệp về thông tin cảnh báo và cách phòng tránh, xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại; liên tục cập nhật thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ việc hàng hóa xuất khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Sputnik: Xin cảm ơn ông Trần Thanh Hải vì những thông tin rất bổ ích. Chúc cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có những điểm sáng nữa trong năm nay. Chúc cho kim ngạch song phương Việt-Nga tăng mạnh hơn nữa. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала